Theo bản tin thời tiết phát lúc 19h50 ngày 27/02/2022 thì nhiệt độ trung bình ngày – đêm trong ngày 28/02/2022 tại Hà Nội là 24°C -17°C...

Vận dụng: 

1. Theo bản tin thời tiết phát lúc 19h50 ngày 27/02/2022 thì nhiệt độ trung bình ngày – đêm trong ngày 28/02/2022 tại Hà Nội là 24°C -17°C. Sự chênh lệch nhiệt độ này trong thang đo Kelvin là bao nhiêu? Từ đó nhận xét về chênh lệch nhiệt độ khi tính trong hai thang đo.

2. Thế giới từng ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ rất lớn diễn ra ở Spearfish, South Dakota vào ngày 22/01/1943. Lúc 7h30 sáng, nhiệt độ ngoài trời là - 20 °C. Hai phút sau, nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 7,2 °C. Xác định độ tăng nhiệt độ trung bình trong 2 phút đó theo đơn vị Kelvin/giây.


1.Ta chuyển đổi nhiệt độ Celsius sang Kelvin bằng cách sử dụng công thức:

 T (K) = t (oC) +273.15

Từ đó ta xác định được: 24oC = 297.15 K và 17oC = 290.15 K

Suy ra độ chênh lệch nhiệt độ này theo thang đo Kelvin là: 

297.15 K – 290.15 K = 7 K

Mà độ chênh lệch theo thang Celsius:

24oC - 17oC = 7 oC

Nhận xét: độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai mốc khi tính trong hai thang đo là như nhau.

2.Từ nhận xét trên ta có độ chênh lệch giữa hai thang là như nhau, do vậy ta chỉ cần xét độ chênh lệch nhiệt độ theo thang Celsius: 

7,2oC - (-20)oC = 27,2 oC

Từ đó ta xác định được độ tăng nhiệt độ trong 2 phút đó theo thang Kelvin là 

27,2 K.

Do đó nhiệt độ tăng trung bình trong 2 phút = 120 giây theo thang Kelvin là:

27,2 K / 120 s = 0,2267 K/s

Vậy nhiệt độ tăng trung bình trong 2 phút = 120 giây theo thang Kelvin là: 0,2267 K/s.


Trắc nghiệm Vật lí 12 Cánh diều bài 3: Thang nhiệt độ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác