Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Vùng có nhiều thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển lâm nghiệp, thuỷ điện, khai thác bô-xít và du lịch. Các ngành kinh tế đó phát triển và phân bố như thế nào? Việc phát triển

MỞ ĐẦU

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Vùng có nhiều thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển lâm nghiệp, thuỷ điện, khai thác bô-xít và du lịch. Các ngành kinh tế đó phát triển và phân bố như thế nào? Việc phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với quốc phòng an ninh?


* Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế:

 

Sự phát triển

Phân bố

Trồng cây công nghiệp lâu năm

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm luôn chiếm tỉ lệ cao so với cả nước. 

- Năm 2021, diện tích cây công nghiệp của vùng là 981,2 nghìn ha, chiếm 44,5% diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước. 

- Vùng đã ứng dụng công nghệ cao (công nghệ sinh học, tự động hoá,...) trong sản xuất và chế biến nên năng suất và chất lượng sản phẩm tăng; công nghiệp chế biến các sản phẩm đã được hiện đại hoá, xây dựng được một số thương hiệu cà phê, hồ tiêu,... trên thị trường thế giới.

- Cơ cấu cây công nghiệp khá đa dạng. Một số cây công nghiệp chính là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, mắc ca, са сао,...

- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên, được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk.

+ Cao su: được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk.

+ Hồ tiêu: được trồng nhiều ở Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai.

+ Điều: tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng.

+ Ngoài ra, các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk phát triển một số cây công nghiệp như ca cao, mắc ca.... 

+ Chè: tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng. 

Lâm nghiệp

- Ngành lâm nghiệp của vùng gồm các hoạt động khai thác, chế biến lâm sản và trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

- Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác của vùng là 753,7 nghìn m³, riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm 50,3% sản lượng gỗ khai thác toàn vùng.

- Ngoài ra, một số loại lâm sản ngoài gỗ như: măng, dược liệu,... cũng được khai thác tạo thêm sinh kế cho người dân.

- Công tác quản lí, bảo vệ rừng ở Tây Nguyên đã được tăng cường

 

- Gia Lai có diện tích rừng trồng mới hằng năm lớn nhất trong vùng.

-Các khu dự trữ sinh quyển của thế giới Kon Hà Nừng (Gia Lai), Lang Biang (Lâm Đồng) và các vườn quốc gia như: Chư Mom Ray (Kon Tum), Yok Đôn (Đắk Lắk, Đắk Nông), Chư Yang Sin (Đắk Lắk),... 

Thủy điện

- Tây Nguyên phát triển thuỷ điện lớn thứ hai cả nước. 

- Sản lượng thuỷ diện sản xuất năm 2021 chiếm khoảng 20% tổng sản lượng thuỷ điện của cả nước. 

Trong vùng đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện:

- Trên lưu vực sông Sê San dã có các nhà máy thuỷ điện lớn như: Ialy (720 MW), Sê San 3 (260 MW), Sê San 3A (108 MW), Sê San 4 (360 MW),... 

- Trên lưu vực sông Srêpôk có các nhà máy thuỷ điện là Buôn Kuốp (280 MW), Srêpôk 3 (220 MW), Srêpôk 4 (80 MW), Buồn Tua Srah (86 MW),... 

- Trên sông Đồng Nai có các nhà máy thuỷ điện là Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW)....

Khai thác bô – xít

- Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít lớn nhất cả nước (khoảng 8,2 tỉ tấn), chiếm gần 90% trữ lượng cả nước, phân bố chủ yếu ở Lâm Đồng, Đắk Nông.

- Khai thác bô-xít thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên.

Các mỏ khai thác bô-xít chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông. 

 

Du lịch

- Số lượng khách du lịch ngày càng tăng trong giai đoạn 2010 – 2019, năm 2019 đạt

khoảng 6,6 triệu lượt khách.

- Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số lượng khách du lịch năm 2021 giảm còn dưới 3 triệu lượt khách. 

- Từ năm 2022, số lượt khách du lịch đến vùng có xu hướng phục hồi. 

- Các loại hình du lịch chủ yếu trong vùng là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng.

- Một số điểm du lịch nổi bật ở Tây Nguyên là Buôn Đôn, Măng Đen, Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột, hỗ Lắk, Lang Biang.... 

- Các trung tâm du lịch trong vùng là Đà Lạt và Buôn Ma Thuột.

 

* Ý nghĩa đối với quốc phòng an ninh:

- Phát triển kinh tế góp phần khai thác thế mạnh, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và củng cố quốc phòng an ninh.

- Vùng tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia, có nhiều cửa khẩu thông thương. 

- Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, giàu bản sắc văn hoá và truyển thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. 

=> Phát triển kinh tế - xã hội của vùng là góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc từ đó củng cố sức mạnh quốc phòng an ninh.


Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác