Dựa vào thông tin mục a và hình 28.1, hãy phân tích thế mạnh, hạn chế (về tự nhiên, kinh tế - xã hội) đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.

II. KHAI THÁC CÁC THẾ MẠNH KINH TẾ Ở VÙNG TÂY NGUYÊN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a và hình 28.1, hãy phân tích thế mạnh, hạn chế (về tự nhiên, kinh tế - xã hội) đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.

  
 A map of a country

Description automatically generated

Dựa vào thông tin mục a và hình 28.1, hãy phân tích thế mạnh, hạn chế (về tự nhiên, kinh tế - xã hội) đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.

  


 


a. Về tự nhiên

* Thế mạnh

- Địa hình và đất: 

+ Tây Nguyên có địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau như các cao nguyên: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh,... 

+ Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng. Tây Nguyên có diện tích đất badan - lớn, 

=> thuận lợi cho quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn có mức độ tập trung cao.

- Khí hậu: mang tính chất cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao và theo mùa rõ rệt

=> thuận lợi cho canh tác và phát triển cây công nghiệp với cơ cấu đa dạng (cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới).

- Nguồn nước: 

+ Tây Nguyên có nhiều sông như Sê San, Srêpôk, Đồng Nai,... nhiều hỗ tự nhiên và nhân tạo như hổ Lắk (Đắk Lắk), hő Ialy (Kon Tum, Gia Lai),... 

=> Là nguồn cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp. 

+ Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá phong phú có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô.

* Hạn chế

+ Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài 4 đến 5 tháng

=> Gây khô hạn và thiếu nước tưới cho cây trồng. 

+ Đất ở khu vực đổi núi dễ bị rửa trôi, xói mòn,... 

+ Tác động của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng nhất định đến diện tích và sản lượng cây công nghiệp.

b. Về kinh tế - xã hội

* Thế mạnh

- Nguồn lao động ở Tây Nguyên có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp. 

- Trình độ người lao động ngày càng nâng cao, tạo điều kiện để áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và chế biển sản phẩm cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật được cải thiện, khoa học – công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và chế biến sản phẩm, thị trường được mở rộng cả trong nước và quốc tế,...

=> thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp của vùng.

* Hạn chế: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp có nhiều biến động; công nghiệp chế biến sản phẩm còn nhiều hạn chế.


Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác