Phân tích nguyên nhân và hậu quả của bão

II. MỘT SỐ THIÊN TAI, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của bão.

- Trình bày các biện pháp phòng chống bão ở nước ta.


* Nguyên nhân

Bão thường được hình thành trên các vùng biển ẩm (có nhiệt độ trên 26 °C), nơi có quá trình đối lưu, bốc hơi và hội tụ mạnh của không khí. Ở nước ta, bão thường được hình thành và di chuyển vào từ phía tây Thái Bình Dương.

* Hậu quả

- Về người và sức khoẻ cộng đồng: Bão có thể gây thiệt hại về người (bị thương, chết), làm giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng.

- Về kinh tế: Bão thường làm hư hỏng, mất mát nhà cửa, tài sản, phương tiện giao thông, công trình xây dựng; thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; gián đoạn sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ....

- Về môi trường: Bão thường gây ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân làm xuất hiện các loại thiên tai khác như: lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất....

* Biện pháp phòng chống

a. Nhóm biện pháp lâu dài:

- Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển nhằm làm suy yếu cường độ hoạt động của bão khi đổ bộ vào đất liền.

- Nghiên cứu, tăng cường đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả (tính chính xác, kịp thời) công tác dự báo bão.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng, hiện đại hoá phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhằm tăng hiệu quả phòng chống bão.

- Giáo dục, tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bão và biện pháp phòng chống bão,...

b. Nhóm biện pháp cụ thể:

- Trước khi có bão

+ Chặt, cưa bỏ cây khô, cành to ở vườn nhà, trường học đề phòng bị gãy đổ khi có bão.

+ Dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, chất đốt và các vật dụng cần thiết của gia đình.

+ Thực hiện các biện pháp phòng chống bão: chằng chống nhà cửa, bảo quản, cất giữ các giấy tờ quan trọng, sách vở, tài sản, công cụ sản xuất....

+ Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và các chỉ đạo về ứng phó với bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chỉ đạo của địa phương và nhà trường.

+ Sơ tán và trú ẩn ở những nơi an toàn, được xây kiên cố như: nhà ở, các công trình công cộng, trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế,...

- Khi bão dang xảy ra

+ Không ra khỏi nơi tránh bão.

+ Tránh xa các khu vực nguy hiêm như: cửa kính, cột điện, đường dây điện, cây cao,...

+ Thực hiện theo hướng dẫn của nhà trường, địa phương, gia đình về các việc nên làm, không nên làm khi đang có bão....

- Sau khi bão tan

+ Tiếp tục theo dõi thông tin về bão, đề phòng mưa lớn, lũ lụt và các thiên tai - khác có thể xảy ra.

+ Tham gia cứu giúp người bị nạn theo hướng dẫn của người thân, địa phương, nhà trường.

+ Kiểm tra nhà ở, tài sản, đồ dùng, công cụ sản xuất, nguồn điện, nguồn nước, lương thực, thực phẩm dự trữ của gia đình,... nhằm phát hiện các thiệt hại cần khắc phục, sửa chữa.

+ Dọn dẹp vệ sinh môi trường ở gia đình, cộng đồng và nhà trường đề phòng dịch bệnh,...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác