Phân tích đặc điểm ngôn ngữ thân mật có trong các trường hợp sau

Câu 2: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ thân mật có trong các trường hợp sau:

a. Đi nhé! Đi nhé! Những cô gái cũng hết cả rụt rè giơ cả hai tay lên vẫy, vẫy mãi… rồi tinh nghịch lấy ngón tay nhỏ xíu trỏ lên đầu nhắc anh bộ đội hãy giữ gìn cuộc sống của mình. Ừ, chết làm sao được cơ chứ, đùa một chút cho vui. Ai cũng bị lây cái không khí rạo rực khí thế lên đường ấy, cả những em bé vừa đứng vững giấu mặt sau hàng rào xi măng mà vẫy. Y cứ xuýt xao mãi vì ngồi bên cửa sổ, nó nghe rành rọt tiếng một đứa bé chỉ 5, 6 tuổi ở ga Phủ Lý. Các chú đánh xong giặc Mỹ mà về nhé!

(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)

b. Tức thì mục già giẫy nảy người lên mà rằng:

- Cha mẹ ơi! Sữa như thế mà mẹ lại còn bảo là “tạm được". Tốt vào hạng nhất rồi đấy mẹ ạ. 

Bà kia bĩu môi:

- Phải, hạng nhất đấy!

- Chứ gì? Chị ấy mới đẻ con so, xưa nay lại không phải chân lấm tay bùn bao giờ, lại là vợ ông Phó lý chả phải khổ sơ như người khác thì làm gì sữa chả tốt?

- Thế là bao nhiêu?

(Vũ Trọng Phụng, Cơm thầy cơm cô)


a. Lời của các cô gái thanh niên xung phong với các anh lính, thể hiện cảm xúc vui đùa, hóm hỉnh, thân mật

b. Thể hiện sự suồng sã trong cách nói chuyện của hai nhân vật


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4 Thực hành tiếng Việt (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác