Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện.

Câu 8: Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện.


Ngôn ngữ đối thoại là một trong những phương tiện quan trọng mà nhà văn sử dụng để thể hiện cuộc sống và cá nhân nhân vật. Trong tác phẩm tự sự, lời thoại là hình thức kể bằng lời của nhân vật. Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ. Hội thoại thường là cuộc trò chuyện, đối đáp giữa hai nhân vật.

Ngôn ngữ đối thoại xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm xuất hiện trong cuộc nói chuyện của ông Cai với người dân, ông Cai với “anh chàng cảm tử”, bà Cai với dân chúng đất U Minh… đã làm cho câu chuyện được kể chân thực, gần với cuộc sống; góp phần khắc họa hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện.

Trong cuộc đối thoại của ông Cai với nhân vật “anh chàng cảm tử” khi đuổi cọp đã thể hiện thái độ bình tĩnh, không chút sợ hãi, thông minh hơn người của ông Cai khi xử lí tình huống đối diện với cọp. Điều này trái ngược hoàn toàn với nhân vật “anh chàng cảm tử” run sợ, lo lắng được thể hiện qua các câu hỏi “Trời ơi! Làm sao tôi đốn tre bứt mây làm cần câu cho kịp?”, “Anh coi chừng, nó lại gần tôi…”. Qua đó, thấy được ông Cai là nhân vật gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh, tốt bụng


Bình luận

Giải bài tập những môn khác