Lựa chọn một di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản đó.
VẬN DỤNG
Câu hỏi. Lựa chọn một di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản đó.
Di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại là Phật giáo. Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng hòa quyện với các tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc, thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân. Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của người dân từ phương diện đạo đức, lối sống, nghệ thuật. Phật giáo đang phát triển và đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Phật giáo tác động tích cực đến văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam từ đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, nghệ thuật; và có sự gắn kết mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người dân.
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ đầu Công Nguyên bằng hai con đường: đường thuỷ thông qua buôn bán với thương gia Ấn Độ và theo đường bộ từ Trung Quốc truyền sang (Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông). Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có mối quan hệ mật thiết với tư tưởng, tinh thần dân tộc và đã có sự biến đổi cho phù hợp với đặc điểm cư dân người Việt, từ đó Phật giáo Việt Nam có những đặc trưng riêng so với Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc. Với người Việt, Đạo Phật không chỉ là một triết thuyết, mà quan trọng hơn đó là một triết lý sống thiện, sống có đạo đức, trung thực, nhân ái, bao dung. Đạo Phật ở Việt Nam được đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ tiếp nhận. Đức Phật không những khuyên con người dứt bỏ tham, sân, si, sống từ, bi, hỉ, xả, mà còn khuyên con người tránh giáo điều, không quá nệ vào truyền thống, không xem xét dữ kiện một cách hời hợt. Phật giáo hôm nay đã có những biến đổi quan trọng theo hướng thích ứng với nhu cầu của nhân sinh, của xã hội hiện đại.
Những chuẩn mực trong hệ thống đạo đức Phật giáo rất gần gũi với giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam, nên chúng đã nhanh chóng được người dân Việt Nam đón nhận. Phật giáo với tư cách là tôn giáo, bên cạnh đó còn là phép dưỡng sinh, kế thừa phép dưỡng sinh của Yoga. Phật giáo đã xây dựng được một hệ thống phép dưỡng sinh như thiền định làm thư giãn thần kinh và cơ bắp, tập trung tư tưởng, yên với luật vô thường, vô ngã. Đó là một phương pháp của sự tu luyện. Phương pháp đó có tác dụng làm cho con người vượt qua những nỗi tức giận, bực bội, mệt mỏi, những trạng thái tinh thần bất an, giúp họ trở lại trạng thái bình thường, thậm chí đạt được sự thanh thản, có lợi cho sự sống. Nhiều người đã thấy được giá trị của phương pháp này, đã chấp nhận nó, và đồng thời cũng chấp nhận cả Đạo Phật.
Phật giáo khuyên con người làm điều lành, tu nhân tích đức hướng tới chuẩn mực đạo đức xã hội, như hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác. Đó là những hành vi đạo đức mang tính thiện rất gần gũi trong cuộc sống. Với những tư tưởng về “vô thường.
Giáo lý từ bi của nhà Phật gặp gỡ, giao thoa với tinh thần yêu nước, lòng thương người, điều đó đã góp phần tạo dựng nên một nếp nghĩ, một cách sống, một giá trị đạo đức trong đời sống của người Việt Nam. Đạo đức Phật giáo đã hòa quyện với chủ nghĩa yêu nước. Người Việt tìm thấy trong Phật giáo những giá trị đạo đức mang tính mẫu mực, phù hợp tâm lý, cốt cách người Việt, đó là tư tưởng nhân đạo, tinh thần bác ái, cứu khổ, cứu nạn, vì cuộc sống bình yên của con người
Bình luận