Làm giảm màu sắc của nước

Thí nghiệm 2: Làm giảm màu sắc của nước

Chuẩn bị: 

- Hóa chất: Cốc chứa nước sông hoặc nước giếng có màu.

- Vật liệu: Bông, sỏi, cát, than hoạt tính mịn (hoặc than gỗ).

- Dụng cụ: Xy-lanh 25 mL, cốc thủy tinh nhỏ, giá sắt.

Tiến hành:

- Tạo cột lọc: Cho lần lượt lớp vật liệu vào xy-lanh theo thứ tự: bông, than hoạt tính mịn, cát, sỏi. Trong đó, bề dày lớp than khoảng 3 cm và bề dày mỗi lớp vật liệu còn lại khoảng 1,5 cm.

- Kẹp cột lọc vào giá sắt. Đặt cốc thủy tinh ở phía dưới của cột lọc.

- Rót chậm từng lượng nhỏ cho đến hết khoảng 10 mL nước sông hoặc nước giếng có màu vào cột lọc, thu nước chảy qua cột lọc vào cốc thủy tinh.

Yêu cầu: Quan sát màu nước trước và sau khi đi qua cột lọc. Giải thích các hiện tượng xảy ra và nêu vai trò của mỗi vật liệu trong cột lọc.


- Màu nước sau khi đi qua cột lọc sẽ bị loại bỏ hoặc hấp thụ bởi các vật liệu có trong cột lọc làm giảm màu sắc của nước.

- Lớp sỏi ở dưới đáy vừa có vai trò lọc các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ vừa để đỡ các vật liệu lọc khác như đỡ cát, đỡ than hoạt tính trong quá trình lọc. Đồng thời tạo độ thông thoáng để nước dễ dàng thoát ra khỏi hệ thống lọc.

- Cát có khả năng lọc cặn, làm nước trong hơn, tăng khả năng lọc cho các lớp vật liệu bên dưới của bể lọc.

- Than hoạt tính có vai trò hấp thụ màu, mùi, các tạp chất vô cơ và hữu cơ,....

- Bông giúp loại bỏ các hạt lớn và tạp chất lớn từ nước.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác