Em hãy tìm hiểu, trình bày nhu cầu sử dụng và thực tiễn tái chế sắt, nhôm, đồng ở Việt Nam.

III. TÁI CHẾ KIM LOẠI

Hoạt động nghiên cứu: Em hãy tìm hiểu, trình bày nhu cầu sử dụng và thực tiễn tái chế sắt, nhôm, đồng ở Việt Nam.


Nhu cầu sử dụng: hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại ngày càng tăng và lượng phế thải kim loại tạo ra ngày càng nhiều.

Thực tiễn tái chế sắt, nhôm, đồng ở Việt Nam:

- Tái chế sắt:

+ Sắt thường được tái chế từ các vật liệu phế liệu, các đồ dùng cũ,…

+ Người ta thường tái chế sắt bằng phương pháp như nung chảy, sử dụng điện phân dung dịch để tách sắt từ các vật liệu,…

+ Sắt sau khi tái chế được ứng dụng trong sản xuất thép, trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất ô tô,…

- Tái chế nhôm: 

+ Nhôm thường được tái chế từ các sản phẩm như lon nước ngọt, lon bia, các đồ gia dụng bằng nhôm,…

+ Người ta thường tái chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

+ Nhôm có thể tái chế nhiều lần, nhôm sau khi tái chế được ứng dụng trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô, xe máy, xe đạp, xây dựng, trong thiết bị điện tử,…

- Tái chế đồng:

+ Đồng thường được tái chế từ cáp dây điện, đồ gia dụng bằng đồng, các sản phẩm điện tử,…

+ Đồng thường được tách bằng phương pháp thuỷ luyện, nhiệt luyện,…

+ Đồng sau khi tái chế được sử dụng làm vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, dụng cụ nấu ăn, nhạc cụ, dây dẫn điện,…

Do đó, việc tái chế kim loại là công việc cần thiết, vừa bảo đảm nguồn cung, vừa gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.


Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác