Dựa vào thông tin mục III.3.c, hãy cho biết quá trình hình thành các vùng du lịch ở nước ta

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục III.3.c, hãy:

- Cho biết quá trình hình thành các vùng du lịch ở nước ta.

- Trình bày về các vùng du lịch của nước ta hiện nay


* Quá trình hình thành

- Phân vùng du lịch ở Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Phương án 3 vùng du lịch được phê duyệt năm 1995 trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1996 – 2010 gồm: vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó nước ta được quy hoạch thành 7 vùng du lịch. Định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên 7 vùng lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng địa lí, khí hậu và các hành lang kinh tế. Phát triển du lịch theo vùng với quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm.

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm các tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.

+ Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh.

+ Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng,

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

* Đặc điểm phát triển

 

Sản phẩm du lịch đặc trưng

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du; nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao, khám phá; du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu.

Sơn La Điện Biên, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên - Lạng Sơn, Hà Giang.

Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Du lịch văn hoá gắn với văn minh lúa nước sông Hồng; du lịch biển, đảo; du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, du lịch lễ hội; du lịch vui chơi giải trí cao cấp.

Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh – Hải Phòng, Ninh Bình.

Vùng Bắc Trung Bộ

Du lịch tham quan di sản, di tích lịch sử – văn hoá, du lịch biển, đảo; du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái; du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu.

Thanh Hoá, Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh, Quảng Bình – Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch biển, đảo; du lịch tham quan, nghiên cứu bản sắc văn hoá.

+ Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch: Đà Năng – Quảng Nam, Bình Định - Phú Yên - Khánh Hoà, Bình Thuận.

Đà Năng – Quảng Nam, Bình Định - Phú Yên - Khánh Hoà, Bình Thuận.

Vùng Tây Nguyên

Du lịch văn hoá Tây Nguyên, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, du lịch nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên, du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt), Đắk Lắk, Gia Lai Kon Tum.

Vùng Đông Nam Bộ

du lịch văn hoá, lễ hội, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm; du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu).

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước); du lịch biển, đảo; du lịch văn hoá, lễ hội.

Tiền Giang - Bến Tre, Cần Thơ – Kiên Giang, Đồng Tháp - An Giang, Cà Mau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác