Dựa vào nội dung mục III.1, hãy cho biết quá trình hình thành các vùng kinh tế – xã hội ở nước ta

Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục III.1, hãy:

- Cho biết quá trình hình thành các vùng kinh tế – xã hội ở nước ta.

- Trình bày 6 vùng kinh tế – xã hội của nước ta.


* Quá trình hình thành 

- Sau khi thống nhất đất nước, công tác phân vùng bắt đầu được chú trọng. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam cho thời kì 1986 – 2000 được triển khai. Kết quả là cả nước được phân chia thành 4 - vùng kinh tế lớn, 7 tiểu vùng, trên nền 40 đơn vị hành chính tỉnh, thành phố. Bốn vùng kinh tế lớn là vùng kinh tế lớn Bắc Bộ, vùng kinh tế lớn Bắc Trung Bộ, Vvùng kinh tế lớn Nam Trung Bộ và vùng kinh tế lớn Nam Bộ.

- Giai đoạn 1986 – 2000, nước ta được chia thành 8 vùng kinh tế, không có cấp trung gian là tiểu vùng, trên nền 61 tỉnh, thành phố, bao gồm: vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Giai đoạn sau năm 2000, nước ta chia thành 6 vùng kinh tế gắn với 3 vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở sáp nhập vùng Đông Bắc và Tây Bắc thành vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Bắc Trung Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ thành vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung trên nền của 64 tỉnh, thành phố (trước năm 2008, Hà Tây chưa sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội).

- Hiện nay, cả nước được chia thành 6 vùng kinh tế - xã hội, cụ thể là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phạm vi lãnh thổ các vùng vẫn giữ nguyên và không xen cùng với các vùng kinh tế trọng điểm

* 6 vùng kinh tế – xã hội của nước ta

 

Tình hình kinh tế

Hướng phát triển

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) (14 tỉnh)

Kinh tế của vùng phát triển còn khiêm tốn. 

- Nông nghiệp chủ yếu là các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn và phát triển lâm nghiệp. 

- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện.  

- Dịch vụ phát triển chậm.

- Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; mở rộng diện tích cây ăn quả; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản. 

- Phát triển bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu. 

- Phát triển du lịch bền vững mang đặc trưng riêng của vùng (văn hoá dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động,...).

Vùng Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố)

Vùng có nền kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế tiến bộ, chỉ sau Đông Nam Bộ. 

- Công nghiệp đa dạng: cơ khí chế tạo; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất hoá chất; nhiệt điện; sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống và sản xuất hàng tiêu dùng. 

- Dịch vụ phát triển với đầy đủ các hoạt động thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải,... 

- Nông nghiệp phát triển lâu đời, là vùng trọng điểm lương thực, chăn nuôi.

- Phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ. 

- Phát triển các đô thị vệ tinh để giảm sức ép cho các đô thị lớn. 

- Phát triển các hành lang kinh tế, các tuyến đường giao thông kết nối vùng Thủ đô Hà Nội với các địa phương trong và ngoài vùng.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố)

Kinh tế của vùng còn khiêm tốn,

- Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng. 

- Công nghiệp phát triển một số lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng; khai khoáng; sản xuất hoá chất; sản xuất, chế biến thực phẩm. 

- Phát triển dịch vụ cảng biển, trung chuyển quá cảnh, du lịch biển,...

Chú trọng phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển. 

- Phát triển công nghiệp lọc – hoá dầu; sản xuất kim loại; cơ khí chế tạo; sản xuất, chế biến thực phẩm; năng lượng tái tạo. 

- Tăng cường kết nối hạ tầng và hệ thống cảng biển, các trung tâm dịch vụ logistics. 

- Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh)

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, chăn nuôi gia súc lớn. 

- Công nghiệp chủ yếu là sản xuất, chế biến thực phẩm; thuỷ điện và khai thác khoáng sản (nhất là bô-xít). 

- Du lịch kết hợp cả du lịch tự nhiên và văn hoá.

- Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao (cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, rau, hoa) với quy mô phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

- Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn. 

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; năng lượng tái tạo; khai thác và chế biến bô-xít. 

- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá gắn với bảo tồn. 

- Phát triển hành lang kinh tế cùng với mạng lưới đường bộ cao tốc, kết nối với Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, với Nam Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố)

Vùng có trình độ phát triển kinh tế cao nhất. 

- Công nghiệp của vùng nổi bật là công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; cơ khí đóng tàu. 

- Công nghiệp nhẹ phát triển hướng ra xuất khẩu. 

- Các lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh, đứng đầu cả nước.  

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng hoá lớn của cả nước, có trình độ tập trung hoá và thâm canh cao.

Hướng phát triển: giữ vững vai trò là vùng kinh tế động lực hàng đầu cả nước.

- Phát triển khoa học - công nghệ, đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số. 
- Phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao. 

- Phát triển mạnh kinh tế biển (cảng biển; khai thác, chế biến, dịch vụ ngành dầu khí; du lịch biển). 

- Nâng cao hiệu quả phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao. 

- Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng. 

- Phát triển các hành lang kinh tế, các tuyến đường giao thông hiện đại, kết nối vùng Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương trong và ngoài vùng.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố)

- Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn giữ vai trò đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng.

- Là vùng trọng điểm số một của cả nước về sản xuất lúa, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, có giá trị hàng hoá cao. 

- Công nghiệp chủ yếu là sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ khí nông nghiệp; sản xuất hoá chất; khai thác thế mạnh khoáng sản dầu, khí ở vùng thêm lục địa.

Phát triển thành vùng kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao. 

- Sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện đại gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm. 

- Chú trọng công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

- Phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước) và du lịch biển. 

- Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. 

- Phát triển một số hành lang kinh tế, tăng cường hạ tầng kết nối với vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đường thuỷ nội địa, kết nối với đường biển.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác