Dựa vào thông tin mục II.4, hãy trình bày quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả và biện pháp phòng chống một số thiên tai khác (sạt lở đất, xâm nhập mặn,...) ở nước ta

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục II.4, hãy trình bày quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả và biện pháp phòng chống một số thiên tai khác (sạt lở đất, xâm nhập mặn,...) ở nước ta.


 

Sạt lở đất

Xâm nhập mặn

Quan niệm 

Sạt lở đất là quá trình chuyển động của các khối đất, đá về phía chân sườn dốc dưới tác động của trọng lực hoặc ở ven sông đất bị sụt, lún.

Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 4% trở lên xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.

Nguyên nhân 

- Nguyên nhân sạt lở đất có thể do những chấn động tự nhiên của mặt đất làm mất đi liên kết của đất đá trên sườn đồi núi; do mưa nhiều ngày, mưa lớn hoặc lũ lớn làm đất đá bị trôi xuống, đặc biệt ở khu vực địa hình dốc. Sạt lở ven sông do nền đất yếu.

- Nguyên nhân do con người như chặt phá rừng trên vùng đồi núi; khai thác cát, kè một bên sông gây ra.

Nguyên nhân xâm nhập mặn là do nước biển dâng, triều cường và sự hạ thấp mực nước hoặc cạn kiệt nước ở vùng cửa sông trong đất liền.

Nơi thường xảy ra 

- Sạt lở đất xảy ra khắp nơi ở miền núi nước ta. Nguy cơ sạt lở đất cao và rất cao ở vùng núi phía Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và một phần Tây Nguyên.

Nơi xảy ra xâm nhập mặn nhiều nhất ở nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô.

Hậu quả 

+ Thiệt hại về người và tài sản do bị chôn vùi, nhất là khi xảy ra vào ban đêm.

+ Phá huỷ các công trình xây dựng, cản trở hoạt động giao thông.

+ Mất đất trồng trọt do đất đá vùi lấp; đất bờ sông sạt lở làm mất đất canh tác, phá huỷ các công trình nhà cửa hai bên sông; gia súc, gia cầm có thể bị chết, bị thương....

Gây thiếu nước ngọt cho sản xuất và đời sống, làm biến đổi tính chất của đất, nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản,...

Biện pháp phòng chống

+ Trước khi xảy ra sạt lở đất: trồng cây, bảo vệ rừng để giảm nguy cơ sạt lở đất; không xây nhà ở những khu vực dễ xảy ra sạt lở đất như dưới sườn dốc, vùng ven sông....

+ Khi trời mưa to và kéo dài: theo dõi thường xuyên thông tin về các đợt mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở đất cao; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn; sơ tán ra khỏi các nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn hoặc có dấu hiệu bất thường....

+ Sau sạt lở đất: tránh xa khu vực sạt lở đất vì nền đất vẫn chưa ổn định và có thể tiếp tục sạt lở.

Trồng rừng ven biển, xây dựng hệ thống thuỷ lợi (cống ngăn mặn, kênh dẫn nước ngọt, hồ chứa nước ngọt để rửa mặn), thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ,...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác