Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay?

Câu hỏi 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay?


- Vị trí địa lí: Đông Nam Bộ nằm ở trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam, tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế năng động như: Giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước. Giáp với Tây Nguyên, là vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản. Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng giàu nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp. Các vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp giáp với biển Đông, có hệ thống cảng biển lớn nhất nước ta, bên cạnh đó còn có nhiều cửa sống, bến bãi tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Đất trồng: Đất feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Đất xám trên phù sa cổ phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Đất tuy nghèo dinh dương hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt. Ngoài ra còn có đất phù sa, phân bố dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà.

+ Khí hậu: Cận xích đạo, nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên mùa khô kéo dài (từ tháng 11 đến tháng 4), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh họat, đe dọa xâm nhập mặn ở các vùng ven biển

+ Tài nguyên nước: Sở hữu tài nguyên nước phong phú, đặc biệt là hệ thông sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về nhiều mặt (giao thông thủy, thủy điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh họat)

+ Tài nguyên rừng: Nguồn cung câp gỗ dân dụng và gỗ củi cho Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở Đông Nam Bộ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi sinh, vừa có ý nghĩa về mặt du lịch.

+ Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí trên vùng thềm lục địa (sản lượng khai thác dầu khí hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầụ khí cả nước). Vật liệu xây dựng có các mỏ đất sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình Dương) là nguyên liệu làm gạch ngói, gốm sứ

+ Tài nguyên biển: Thủy sản: có trữ lượng lớn do nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. Du lịch biển có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Long Hai, Côn Đảo,... Ngoài ra, vùng còn có tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, có khả năng du lịch quốc tế. Có nhiều địa điểm thích hợp xây dựng các càng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu,...

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân cư đông đúc, tập trung nhiều lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao dộng có chuyên môn cao. Do sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên người dân ở Đông Nam Bộ rất năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiêp thu kĩ thuật, công nghệ mới

- Cơ sở vật chất kĩ thuật: Hiện nay, Đông Nam Bộ là vùng có cơ sở vật chất - kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước. Cơ sơ hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. Nơi đây là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. 


Trắc nghiệm Địa lý 8 kết nối bài 2 Địa hình Việt Nam

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác