Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích sự khác nhau về hình thái, độ cao, hướng nghiêng, hướng núi của 4 khu vực núi nước ta?
Câu hỏi 3: Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích sự khác nhau về hình thái, độ cao, hướng nghiêng, hướng núi của 4 khu vực núi nước ta?
- Cấu trúc địa hình của 4 vùng núi nước ta chịu ảnh hưởng của đơn vị kiến tạo và lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta.
- Địa hình núi Đông Bắc có cấu trúc vòng cung và chủ yếu là đồi núi thấp do chịu ảnh hưởng của nền cổ Hoa Nam và khối vòm sông chảy thuộc khối nền cổ ấy. Tính chất ổn định của 1 vùng nền cổ đã quy định hướng, cấu trúc hình vòng cung và hoạt động kiến tạo tương đối ổn định của vùng núi Đông Bắc.
- Hướng TB-ĐN của vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc do chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương, các mạch núi ở đây là sự tiếp nối hệ núi từ Tây Vân Nam xuống. Vùng núi Tây Bắc được nâng mạnh trong tân kiến tạo trở thành núi có địa hình trung bình và núi cao chiếm ưu thế.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam đươc hình thành sớm hơn Đông Bắc, Tây Bắc nên quá trình bào mòn mạnh hơn nhưng Trường Sơn Bắc lại bị nâng yếu trong tân kiến tạo nên ngày nay chủ yếu là đồi núi thấp và hướng núi Trường Sơn Bắc chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương nên có hướng TB-ĐN.
- Trường Sơn Nam chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Đông Dương mà địa khối Kon Tum thuộc khối nền cổ ấy. Hướng vòng cung của khối núi cực nam trung bộ và biên độ nâng khá mạnh trong tân kiến tạo có liên quan đến khối nền cổ này. Khối núi Kon tum và cực nam trung bộ có địa hình thuộc núi Tây Bắc. Phía Tây và Tây Nam hoạt động phun trào mắc ma, ba dan tạo nên các cao nguyên xếp tầng có độ cao hơn hẳn.
Xem toàn bộ: Giải Địa lí 8 Kết nối bài 2 Địa hình Việt Nam
Bình luận