Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:

Câu 2:  Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

b) Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?


a, Hình ảnh bể dâu trong câu thơ được nhà thơ lấy ý từ câu chữ Hán: Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt ta.

b, Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn (265- 419) là người rất thích rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Ðào, Hướng Tú và Vương Nhương, thường gọi là "Trúc lâm" thất hiền" (bảy người hiền trong rừng trúc). Nguyễn Tịch lại còn có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách, nếu khách thuộc hạng người ông thích, ông vừa lòng thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh; trái lại tiếp người ông không ưa thích thì ông nhìn ngang (lườm) để lộ lòng mắt trắng. Thái độ đãi nhân tiếp vật như thế kể cũng không hay ho gì. Nhưng dần về sau, người ta dùng chữ "mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. Cũng như câu hỏi của Từ Hải "mắt xanh chẳng để ai vào có không" tức là nàng chưa tiếp ai bằng mắt xanh, có nghĩa là nàng chưa thấy ai là người vừa ý vừa lòng phải không?


Bình luận

Giải bài tập những môn khác