Dựa trên thí nghiệm tán xạ hạt a, Rutherford đề xuất một mô hình hành tinh nguyên tử (Hình 21.5 a)...

Hoạt động 2: Dựa trên thí nghiệm tán xạ hạt , Rutherford đề xuất một mô hình hành tinh nguyên tử (Hình 21.5 a).

a) Mô tả mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford.

b) Giải thích mô hình cấu tạo nguyên tử của Rutherford dựa vào các câu trả lời ở ý 1.


a) Mô tả mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford:

- Hạt nhân: nằm ở trung tâm nguyên tử, mang điện tích dương và tập trung hầu hết khối lượng của nguyên tử.

- Electron: chuyển động xung quanh hạt nhân theo các quỹ đạo tròn, giống như các hành tinh quay quanh mặt trời.

- Kích thước: hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.

- Lực hút: Lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm giữ cho nguyên tử bền vững.

b) Giải thích mô hình cấu tạo nguyên tử của Rutherford ta dựa vào kết quả thí nghiệm tán xạ hạt :

- Hầu hết các hạt alpha đi qua lá vàng mà không bị lệch hướng.

- Một số ít hạt alpha bị lệch hướng hoặc phản xạ ngược lại.

Vì: - Phần lớn nguyên tử là không gian trống, do đó các hạt alpha có thể đi qua lá vàng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

- Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử, nhưng lại tập trung hầu hết khối lượng của nguyên tử. Khi hạt alpha va chạm với hạt nhân, do tương tác điện tích dương, hạt alpha có thể bị lệch hướng hoặc phản xạ ngược lại.

Mô hình hành tinh nguyên tử:

- Giải thích được kết quả thí nghiệm tán xạ alpha.

- Mô tả cấu trúc nguyên tử với hạt nhân ở trung tâm và electron chuyển động xung quanh.


Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 21: Cấu trúc hạt nhân (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác