Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sau vụ cháy rừng vào năm 2002 tại Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), một trong những biện pháp được thực hiện nhằm giảm nguy cơ cháy rừng là tăng cường đắp đập để giữ nước...

Câu 3: Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Sau vụ cháy rừng vào năm 2002 tại Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), một trong những biện pháp được thực hiện nhằm giảm nguy cơ cháy rừng là tăng cường đắp đập để giữ nước trong mùa khô và hoàn thiện hệ thống kênh, mương trong khu vực rừng. Tuy nhiên, việc giữ nước đã dẫn đến tình trạng ngập nước và làm giảm khả năng sinh trưởng của rừng tràm. Về địa hình, rừng tràm U Minh Thượng được phân chia thành các khu vực theo độ cao giảm dần gồm: rừng tràm không bị cháy, rừng tràm trên than bùn dày, rừng tràm trên than bùn trung bình, rừng tràm trên than bùn mỏng và rừng tràm trên đất sét. Từ năm 2002 đến 2009, tuy rừng tràm đã dần được phục hồi nhưng lại có sự phân hoá về mức độ sinh trưởng của cây tuỳ theo độ cao của từng khu vực, ở khu vực càng cao, cây có mức sinh trưởng càng mạnh. 

a) Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc kiểu hệ sinh thái nào?

b) Mức độ sinh trưởng của rừng tràm chịu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào? Giải thích sự tác động của nhân tố sinh thái đó đến mức độ sinh trưởng của cây tràm tại mỗi khu vực.

c) Sự phục hồi của rừng tràm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc loại diễn thế sinh thái nào? Giải thích.

d) Vụ cháy rừng và sự phục hồi của rừng tràm có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia U Minh Thượng.

e) Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học.


a) Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nước, đầm lầy, bùn than.

b) Mức độ sinh trưởng của rừng tràm chịu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nước. Ở những khu vực ngập nước, khả năng sinh trưởng của rừng tràm bị suy giảm.

c) Sự phục hồi của rừng tràm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc loại diễn thế thứ sinh. Do quần xã mới phát triển bắt đầu từ môi trường của một quần xã rừng tràm đã bị diệt vong, trong môi trường đó vẫn còn sinh vật tồn tại và được kế thừa lớp thổ nhưỡng của quần xã trước đó. 

d) Vụ cháy rừng khiến sự đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia U Minh Thượng bị suy giảm, tuy nhiên sau đó sự phúc hồi rừng tràm lại giúp tăng thêm sự đa dạng sinh học.

e) Một số biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học:

  • Trồng thêm cây con:

    • Với đất còn than bùn sau trận cháy: sử dụng biện pháp tái sinh tự nhiên kết hợp với việc trồng thêm cây con trong bầu bổ sung ở nơi sau 5 tháng vẫn không có tái sinh.

    • Đất không còn than bùn: sử dụng biện pháp tái sinh tự nhiên kết hợp với việc trồng thêm cây con rễ trần.

    • Đất sét ngập hoàn toàn: trồng bằng cây con rễ trần.

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình diễn thế sau khi rừng bị cháy.

  • Tham gia bảo vệ và tái tạo rừng tràm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác