Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng toán 5 kntt bài 37: Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200 chiều dài hình chữ nhật là 8cm, chiều rộng là 5 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó ngoài thực tế.
Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống :
Sân trường của trường tiểu học Kim Đồng dạng hình chữ nhật có chiều dài 75m, chiều rộng 45m được vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1∶1500.
Vậy trên bản đồ, chu vi của sân trường đó là cm.
Câu 3: Một mảnh đất được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1: 2000 có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 3cm. Diện tích thực tế của mảnh đất đó là?
Câu 4: Quãng đường từ A đến B dài 12km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100 000, quãng đường đó dài mấy xăng-ti-mét?
Câu 5: Sân khấu trường em là hình chữ nhật có chiều dài 10cm, chiều rộng 6m. Bạn An đã vẽ sân khấu tên bản đồ có tỉ lệ là 1 : 200. Hỏi trên bản đồ, độ dài mõi cạnh sân khấu là mấy xăng-ti-mét?
Câu 1:
Chiều dài hình chữ nhật ngoài thực tế là:
8 x 200 = 1600 (cm) = 16 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật ngoài thực tế là:
5 x 200 = 1000 (cm )= 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là: 16 x 10 = 160 (m2)
Đáp số: 160m2
Câu 2:
Ta có: 75m = 7500cm; 45m = 4500cm
Chiều dài của sân trường trên bản đồ dài số xăng-ti-mét là:
7500:1500=5(cm)
Chiều rộng của sân trường trên bản đồ dài số xăng-ti-mét là:
4500:1500=3(cm)
Chu vi của sân trường trên bản đồ dài số xăng-ti-mét là:
(5+3)×2=16(cm)
Đáp số: 16cm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 16.
Câu 3:
Chiều dài thực tế của mảnh đất đó là:
5×2000=10000(cm)
Chiều rộng thực tế của mảnh đất đó là:
3×2000=6000(cm)
Diện tích thực tế của mảnh đất đó là:
10000×6000 = 60000000(cm2)
60000000cm2 = 6000m2
Đáp số: 6000m2.
Câu 4:
12km = 1 200 000cm
Trên bản đồ quãng đường từ bản A đến bản B dài là:
1200000 : 100000 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
Câu 5:
10m = 1000cm; 6m = 600cm
Chiều dài sân khấu trên bản đồ là:
1000 : 200 = 5 (cm)
Chiều rộng sân khâu trên bản đồ là:
600 : 200 = 3 (cm)
Đáp số: Chiều dài 5cm
Chiều rộng 3cm.
Bình luận