Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 9 CD bài 4: Làng (Kim Lân)

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Ý nghĩa của câu nói “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất thì phảo thù”?

Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình tượng ông Hai trong tác phẩm Làng?


Câu 1:

Câu nói của ông xuất phát từ lòng yêu nước sâu đậm trong ông.Bởi lẽ ngôi làng gắn bó với ông từ khi mới sinh ra đến tận bây giờ và có lẽ nó đã là một phần máu thịt của ông.Cuộc đời ng nhân dân thời xưa có khi cả đời họ cũng không bước ra khỏi ngôi làng.Ở đó họ có một ngôi nhà để ở một mảnh ruộng để làm lụng...Tuy miệng ông nói là thù làng nhưng sâu trong lòng ông vẫn dành cho làng ty mãnh liệt. Hơn cả, ông Hai biết đặt sự ưu tiên cao cả lên hàng đầu, hiện đất nước đang có giặc tàn phá, làm cuộc sống người dân khốn khổ. Ông biết được rằng tình yêu nước là tình yêu lớn và đặt trong đó là tình yêu làng. Và dù có thế nào thì tình yêu nước vẫn luôn phải đạt vị trí hàng đầu, không thể thay thế được.

Câu 2: 

Ông Hai là người sống từ lâu ở làng Chợ Dầu nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc ông phải sống xa làng trong nỗi nhớ khôn nguôi. Ông rất yêu nơi mình sinh ra và lớn lên và đi đâu cũng khoe với mọi người. Tình cảm của ông thể hiện rất rõ khi nghe tin sét đánh cả làng theo Tây, lúc này tác giả tập trung miêu tả cảm giác của ông đó là “cổ nghẹn đắng”, “da mặt tê rân rân”, như cố trấn tĩnh nhưng đó là sự thật khiến ông rất thất vọng và buồn bã. Suy nghĩ khi nghe tin làng theo giặc, trong ông luôn có tâm trạng cùng sự đấu tranh nội tâm trở nên xung đột, đây là tình huống mà tác giả tập trung miêu tả hình ảnh ông Hai với tấm lòng yêu làng, yêu nước tha thiết và chân thành. Ông thấy xấu hổ vì niềm tin mà mình đã dành cho làng bấy lâu nay đã thực sự sụp đổ trong phút chốc. Nhưng rồi ông cực kỳ vui sướng khi nghe tin làng chợ Dầu vẫn theo Kháng chiến, vẫn đang chống Tây, ông không còn nỗi tủi nhục không còn buồn mà lại vui vẻ khỏe làng của mình người khác. Cuộc sống phải bỏ làng ra đi ai buồn nhưng ta lại thấy hình ảnh ông Hai đi khoe cái tin đó là “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông vui và tự hào bởi việc Tây đốt nhà giúp cho mọi người hiểu rằng làng chợ Dầu vẫn theo kháng chiến, vẫn yêu nước, đó là niềm vui thực sự. Làng trong ông Hai là một phần ruột thịt, nhà cửa hay tài sản mất đi có thể lấy lại, miễn sao cống hiến cho đất nước vững mạnh đó là niềm vui lớn lao nhất. Tình yêu làng yêu quê hương đất nước trong ông Hai thật giản dị, chân thành, tác giả tập trung miêu tả tâm lí cùng ngôn ngữ nhân vật để làm nổi bật tình cảm của ông Hai với làng, với quê hương.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác