Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 CD bài 4: Làng (Kim Lân)

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm theo cách hiểu của em?

Câu 3: Ban đầu tâm trạng của ông Hai như thế nào khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?

Câu 4: Khi về nhà trọ thì biểu hiện của ông Hai ra sao?

Câu 5: Những ngày sao đó, tâm trạng của ông Hai ra sao?

Câu 6: Khi nghe tin cải chính là làng của mình không theo giặc, tâm trạng của ông Hai ra sao?


Câu 1:

*Giá trị nội dung

- Truyện ngắn “Làng” thể hiện chân thực, sinh động tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước ở nhân vật ông Hai. Qua đó, tác phẩm kín đáo thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

* Giá trị nghệ thuật

- Tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, suy nghĩ và lời nói.

Câu 2: 

Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng. Tuy vậy, ông luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Một hôm khi trở về làng, ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền. Sau đó, có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây, mọi người theo cách mạng, ông Hai vui vẻ trở lại. Ông khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt. Dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.

Câu 3:

- Khi mới nghe tin, ông sững sờ, xấu hổ:

    + “Cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân”.

    + Lặng đi không thở được, giọng lạc đi.

    + Lảng chuyện, cười nhạt, cúi gằm mặt xuống mà đi.

    + Nghệ thuật miêu tả tầm lí nhân vật → bẽ bàng, xấu hổ, ê chề nhục nhã.

Câu 4: 

- Nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt giàn ra.

- Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”

- Ông nắm chặt tay, rít lên: “chúng bay … mà nhục nhã thế này”

- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng qua hành động, thái độ, cử chỉ → Nỗi cay đắng tủi nhục, uất hận trước tin làng theo giặc.

Câu 5: 

- Không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, chột dạ, nơm nớp, lủi ra một góc, nín thít.

→ Nỗi ám ảnh nặng nề, biến thành sự sợ hãi thường xuyên.

- Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi: ông bế tắc, tuyệt vọng.

- Ông băn khoăn trước quyết định “hay là về làng” nhưng cuối cùng ông đã gạt bỏ ngay ý nghĩ bởi đối với ông: “làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ”

- Ông trò chuyện với đứa con út để khẳng định thêm: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”

Câu 6: 

- Thái độ ông Hai thay đổi hẳn:

    + “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”

    + mồm bỏm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy

    + Chạy đi khoe khắp nơi về làng của mình

→ Vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không theo giặc, cũng đồng thời thấy được tình yêu làng, yêu nước của người nông dân như ông Hai.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác