Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng địa lí 9 KNTT bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1:Vì sao thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 2: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết:

a. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

b. Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp đó. 


Câu 1:

Thành phố Cần Thơ đã trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ vào nhiều điều kiện thuận lợi:

-Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng, tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong đồng bằng, cũng như với các vùng trong nước và quốc tế thông qua cảng Cần Thơ và sân bay Trà Nóc. 

- So với các thành phố khác trong vùng, Cần Thơ có cơ sở hạ tầng phát triển vượt trội, bao gồm khu công nghiệp Trà Nóc lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ - trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu, cùng với sân bay quốc tế Trà Nóc. 

-Đây là nơi có quy mô dân số lớn nhất trong khu vực, với nhiều lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật. 

- Với vị thế là thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 2:

Ý nghĩa: 

-  Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản:

  • Chế biến nông sản giúp tăng giá trị gia tăng, ví dụ, từ gạo thô có thể sản xuất thành gạo chất lượng cao hoặc các sản phẩm như bột gạo.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản:

  • Tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định, giảm tình trạng dư thừa. Ví dụ, khi dưa hấu không tiêu thụ kịp, có thể chế biến thành nước dưa hấu.
  • Khuyến khích nông dân ký hợp đồng cung cấp nông sản, đảm bảo thu nhập ổn định.

- Thúc đẩy phát triển nông nghiệp chuyên môn hóa:

  • Nông dân được khuyến khích sản xuất theo tiêu chuẩn cao hơn để đáp ứng nhu cầu nhà máy chế biến.
  • Chuyển đổi một số vùng sang trồng rau củ quả, đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm.

Câu 3:

a) Các công nghiệp phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long: công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,….

b) Phân bố:

- Công nghiệp chế biến nông sản là ngành phát triển mạnh nhất; phân bố ở nhiều nơi như Cần Thơ, Rạch Giá (Kiên Giang), Cà Mau, Long Xuyên (An Giang), Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang,....

- Công nghiệp cơ khí (cơ khí nông nghiệp); phân bố ở nhiều nơi như Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang), Cà Mau, Long Xuyên (An Giang), Sóc Trăng...

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; phân bố ở Hà Tiên (Kiên Giang), Cần Thơ, Cà Mau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác