Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết địa lí 9 KNTT bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Câu 3: Nêu đặc điểm xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4: Nêu khái quát về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh nào?


Câu 1: 

- Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía tây nam của Tổ quốc, liền kề vùng Đông Nam Bộ, giáp với Cam-pu-chia; phía tây và phía đông nam có một vùng biển rộng. 

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi để vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong lưu vực sông Mê Công.

Câu 2:

+ Có quy mô dân số lớn nhưng gia tăng rất thấp (thấp nhất cả nước), xuất cư có xu hướng tăng, chủ yếu đến vùng Đông Nam Bộ.

+ Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, là thế mạnh để vùng phát triển

kinh tế.

+ Trên địa bàn, có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống.

+ Mật độ dân số của vùng khá cao nhưng phân bố không đều, phần lớn tập trung ở ven sông Tiền và sông Hậu, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, trong khi đó một số nơi như vùng bán đảo Cà Mau dân cư thưa thớt; tỉ lệ dân thành thị rất thấp, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm.

Câu 3:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc; có những nét văn hóa đặc sắc như văn hoá sông nước, lễ hội truyền thống, đờn ca tài tử,...

+ Đời sống của dân cư trong vùng ngày càng được nâng lên (tỉ lệ lao động đã qua đào tạo; tỉ lệ dân số biết chữ, thu nhập bình quân, tuổi thọ).

Câu 4:

– Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang và Cà Mau.

– Các thế mạnh nổi trội: sản xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất điện; phát triển du lịch; giao thông đường biển, đường sống,...

– Thực trạng: đóng góp khoảng 4% GDP cả nước; là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu nông sản và thuỷ sản cả nước,...

- Định hướng phát triển: tập trung vào tam giác Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng; xây dựng vùng trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp…

Câu 5:

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác