Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng địa lí 9 KNTT bài 17: Vùng Tây Nguyên

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Phân tích vai trò của Tây Nguyên trong việc kết nối các nước Đông Nam Á lục địa.

Câu 2: Cho bảng số liệu:

Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, năm 2023

TỉnhKon TumGia LaiĐắk LắkĐắk NôngLâm Đồng
Tỉ lệ che phủ rừng63,741,0

38,0

39,154,4

Nguồn: Tổng cục thống kê

a. Vẽ biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh. 

b. Nhận xét

b. Nhận xét

Câu 3: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, interntet và trình bày về một loại cây công nghiệp ở Tây Nguyên.


Câu 1:

- Tiếp giáp với Lào và Campuchia, nằm trong vùng kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia => tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

- Nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ quan trọng trong các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy nối Việt Nam với các nước Đông Nam Á lục địa, thúc đẩy thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa. 

- Vị trí chiến lược của Tây Nguyên còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng của khu vực. 

=> Tây Nguyên không chỉ là trung tâm phát triển của Việt Nam mà còn là cầu nối quan trọng trong hợp tác quốc tế.

Câu 2: 

a. Vẽ biểu đồ

Tech12hb. Nhận xét

-Năm 2023, tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng có độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước (lần lượt là 63,7% và 54,4%), trong khi các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk có độ che phủ rừng thấp hơn so với trung bình cả nước (lần lượt là 41%, 39,1% và 38%)  (độ che phủ rừng của cả nước năm 2023 là 42%).

- Kon Tum là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất, theo sau đó là Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông và thấp nhất là Đắk Lắk.

Như vậy, có thể kết luận rằng: Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng ở nước ta.

Câu 3: 

Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của Tây Nguyên. Được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19, cây cà phê nhanh chóng phát triển mạnh mẽ nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp.

Cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đắk Lắk được xem là “thủ phủ cà phê” với diện tích và sản lượng lớn nhất.

Tây Nguyên có địa hình cao nguyên với đất bazan màu mỡ, giàu dinh dưỡng, thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng này.

Tây Nguyên có địa hình cao nguyên với đất bazan màu mỡ, giàu dinh dưỡng, thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng này.

Tây Nguyên cung cấp hơn 90% sản lượng cà phê của cả nước, góp phần quan trọng vào nền kinh tế xuất khẩu. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Ngành cà phê tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân, từ nông dân đến công nhân trong các nhà máy chế biến cà phê.

Tuy nhiên, hiện nay  Tây Nguyên đối mặt với các vấn đề về biến đổi khí hậu, thiếu nước tưới và suy thoái đất đai, ảnh hưởng đến năng suất cà phê. Việc canh tác chưa bền vững, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý cũng gây ra vấn đề về môi trường.

Vì vậy, cần có những biện pháp kịp thời như tưới tiết kiệm nước, sử dụng giống cà phê kháng sâu bệnh, cùng với việc áp dụng công nghệ chế biến hiện đại đang được triển khai để nâng cao giá trị cà phê Tây Nguyên.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác