Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng địa lí 9 KNTT bài 12: Vùng Đồng bằng Sông Hồng

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dựa vào hình sau, hãy nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển nông nghiệp.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA (NĂM 2021)

Khu vựcMật độ dân số trung bình (người/km2)
Cả nước297,0
Đồng bằng sông Hồng1.091,0
Trung du và miền núi Bắc Bộ136,0
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung215,0
Tây Nguyên111,0
Đông Nam Bộ778,0
Đồng bằng sông Cửu Long.426,0

Nguồn: Tổng cụ thống kê

a) Nhận xét về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng.

b) Mật độ dân số cao có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

Câu 3: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và giới thiệu về một di tích lịch sử ở vùng Đồng bằng sông Hồng.


Câu 1: 

Sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của chúng

- Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất vùng, tập trung ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, các loại đất này là địa bàn quan trọng để qui hoạch vùng thành vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm trọng điểm.

- Đất phù sa mặn diện tích không lớn, tập trung thành một dải dọc theo bờ biển của vùng, loại đất này nhân dân qui hoạch để nuôi trồng thủy sản và trồng cói, trồng rừng ngập mặn. 

- Đất pheralit diện tích không lớn tập trung ở khu vực trung du, rìa phía bắc, tây bắc, tây nam của vùng, nơi tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đất lầy thụt diện tích không lớn tập trung ở vùng trũng Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, loại đất này ít có giá trị kinh tế nông nghiệp.

- Đất phù sa cổ diện tích không đáng kể tập trung ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tỉnh Hà Tây,... loại đất này tuy đã bạc màu song có ý nghĩa phát triển cây công nghiệp lâu năm, hàng năm.

Câu 2: 

a. Nhận xét

- Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số năm 2021 là 1091 người/km2, gấp 3,7 lần mật độ dân số cả nước, 8 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ, 5 lần Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, 9,8 lần Tây Nguyên, 1,4 lần Đông Nam Bộ và 2,6 lần Đồng bằng sông Cửu Long.

b. Thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có trình độ thâm canh nông nghiệp lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tương đối cao, đội ngũ trí thức, cán bộ kĩ thuật đông đảo...

+ Thị trường tiêu dùng rộng lớn là động lực thúc đẩy sản xuất, dịch vụ phát triển.

- Khó khăn:

+ Mật độ dân số cao gây sức ép lớn đối với tài nguyên, môi trường: bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, môi trường ô nhiễm...

+ Mật độ dân số cao gây sức ép tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Câu 3:

Nằm trên địa bàn phường Điện Biên và phường Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long là một di tích lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này đã được xây dựng qua nhiều triều đại khác nhau, bắt đầu từ thời kỳ Đinh – Tiền Lê, và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam.

Qua quá trình khai quật và nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng Hoàng thành Thăng Long đã tồn tại suốt 13 thế kỷ, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn.

Khi đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những di tích còn lại bên trong Hoàng thành Thăng Long như khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D76, Bắc Môn, Hậu Lân, tường thành và 8 cổng hành cung từ thời Nguyễn. Vào năm 2010, Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Nơi đây ghi dấu ấn của nhiều triều đại trong lịch sử và là một trong những địa điểm tham quan, check-in không thể bỏ qua khi đến với thủ đô Hà Nội.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác