Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết địa lí 9 KNTT bài 12: Vùng Đồng bằng Sông Hồng

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Nêu đặc diểm nguồn lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4: Nêu vị thế của thủ đô Hà Nội.

Câu 5: Trình bày vấn đề đô thị hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6: Nêu một số thông tin về vấn đề phát triển kinh tế biển ở vùng Đồng bằng sông Hồng.


Câu 1: 

- Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

- Vùng Đồng bằng sông Hồng giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và nước láng giềng Trung Quốc; phía đông có vùng biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống giao thông kết nối với các vùng trong nước và thế giới thuận lợi.

Câu 2: 

* Đặc điểm dân cư:

+ Đồng bằng sông Hồng có quy mô dân số lớn và tiếp tục gia tăng, do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và thu hút người nhập cư.

+ Cơ cấu dân số vàng. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.

+ Phân bố dân cư: có mật độ dân số đông nhất cả nước.

+ Thành phần dân tộc: có nhiều dân tộc chung sống: Kinh, Dao, Tày, Mường,…

Câu 3: 

*Về đặc điểm nguồn lao động:

+ Số lượng: Đồng bằng sông Hồng có nguồn lao động dồi dào.

+ Chất lượng: có trình độ cao nhất cả nước.

+ Phân bố: lực lượng lao động tập trung ngày càng nhiều ở khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ; Hà Nội và Hải Phòng tập trung nhiều lao động có trình độ cao.

Câu 4: 

- Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế,...

- Quy mô kinh tế của Hà Nội lớn (chiếm khoảng 41% GRDP toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 13% GDP cả nước – năm 2021).

– Hà Nội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có trị giá xuất khẩu đứng hàng đầu cả nước.

- Ảnh hưởng của Hà Nội tới các vùng khác và cả nước.

- Mục tiêu phấn đấu Hà Nội sẽ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Câu 5:

– Lịch sử hình thành và phát triển đô thị: Đô thị ở vùng Đồng bằng sông Hồng hình thành rất sớm, tuy nhiên phát triển chậm.

– Tính chất đô thị hoá: từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước (năm 1986), quá trình đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

– Thực trạng đô thị hoá:

+ Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng; mạng lưới đô thị dày đặc, quy mô đô thị mở rộng.

+ Xu hướng hình thành các đô thị hiện đại, thông minh, xanh, vệ tinh, vùng đô thị,... phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng.

– Tác động của đô thị hoá:

+ Góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực,...

+ Đô thị hoá tự phát gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.…

Câu 6: 

– Đồng bằng sông Hồng có bờ biển dài, với nhiều vũng vịnh nên thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều đảo, bãi biển, trên một số đảo và ven biển có vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nên thuận lợi để phát triển du lịch.

- Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng, các bãi cá bãi tôm, là điều kiện để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Ven biển Đồng bằng sông Hồng có một số khoáng sản như khí tự nhiên, cát thủy tinh, ti-tan, thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.

– Ven biển Đồng bằng sông Hồng đã hình thành một số khu kinh tế ven biển như Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng),...

- Một số mặt trái do phát triển kinh tế biển: ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên,...

- Vấn đề cần chú trọng khi phát triển kinh tế biển (phát triển kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác