Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng địa lí 9 CTST bài 17: Vùng Tây Nguyên

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dựa Atlat Địa lí Việt Nam, hãy 

a. Xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên. 

b. Giải thích sự phân bố đó. 

Câu 2: Tại sao hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp?

Câu 3: Phân tích vai trò của Tây Nguyên trong việc kết nối các nước Đông Nam Á lục địa.


Câu 1: 

a. Các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên. 

- Cà phê: Được trồng rộng khắp ở các tỉnh Tây Nguyên, nhưng tập trung nhiều nhất ở Đắk Lắk, tiếp theo là Gia Lai.

- Cao su: Chủ yếu được trồng trên các cao nguyên thấp, nhiều nhất ở phía bắc (Kon Tum) và phía nam Tây Nguyên (Đắk Nông, phía nam tỉnh Lâm Đồng).
- Chè: Được trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 600 m, tập trung ở Lâm Đồng (khu vực B’Lao) và Gia Lai.

b. Giải thích:

- Sự phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên phụ thuộc vào phân bố đất bazan và sự phân hóa khí hậu của khu vực.

- Cà phê (cà phê vối), cao su là các loại cây nhiệt đới nên thích hợp trồng ở các cao nguyên thấp.

- Chè và cà phê chè có nguồn gốc từ vùng cận nhiệt đới, do đó được trồng ở các cao nguyên có độ cao lớn hơn.

Câu 2:

Đăk Lăk và Lâm Đồng là hai tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp cao hơn các tỉnh còn lại của Tây Nguyên do:

-  Diện tích trồng cây công nghiệp của hai tỉnh rất lớn.

  • Đắk Lắk có diện tích trồng và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước. Ngoài cà phê, tỉnh còn trồng nhiều hồ tiêu, điều, cao su, và các loại cây công nghiệp khác.
  • Lâm Đồng nổi tiếng với các sản phẩm chè, hoa và rau quả ôn đới. Đây cũng là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê quan trọng, với nhiều diện tích trồng ở khu vực phía nam của tỉnh.

- Các cây công nghiệp của hai tỉnh như cà phê, cao su, chè và hồ tiêu đều có giá trị xuất khẩu cao, góp phần nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp.

Câu 3:

- Tiếp giáp với Lào và Campuchia, nằm trong vùng kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia => tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

- Nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ quan trọng trong các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy nối Việt Nam với các nước Đông Nam Á lục địa, thúc đẩy thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa. 

- Vị trí chiến lược của Tây Nguyên còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng của khu vực. 

=> Tây Nguyên không chỉ là trung tâm phát triển của Việt Nam mà còn là cầu nối quan trọng trong hợp tác quốc tế.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác