Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu địa lí 9 CTST bài 17: Vùng Tây Nguyên

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và tình hình phát triển lâm nghiệp ở vùng Tây Nguyên.

Câu 3: Phân tích tình hình phátt triển công nghiệp sản xuất điện và công nghiệp khai khoáng ở Tây Nguyên.

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển và phân bố du lịch ở Tây Nguyên. 

Câu 5: Vì sao Tây Nguyên lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?


Câu 1:

* Thế mạnh: 

- Địa hình và đất: địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau, đất chủ yếu là đất badan phân bố trên mặt bằng rộng lớn, tạo thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng. Có khối núi Kon Tum với đỉnh Ngọc Linh (2598 m), Kon Ka Kinh (1761 m),…; khối núi cực Nam Trung Bộ với đỉnh Chư Yang Sin (2405 m),… có thể quy hoạch phát triển các vùng lâm sản, dược liệu quý,…

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hóa theo độ cao địa hình, chia thành 2 mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa có lượng mưa lớn, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt; mùa khô ít nước, kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản nông sản. Một số cao nguyên cao trên 1000 m khí hậu mát mẻ, có thể phát triển du lịch, trồng cây cận nhiệt như chè, cây dược liệu,…

- Rừng: diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích gần 2,6 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng khoảng 46% (2021). Rừng có tính đa dạng sinh học cao, nhiều nguồn gen quý hiếm, giàu trữ lượng và đa dạng về chủng loại, có nhiều loài dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh,… Nhiều vườn quốc gia như Chư Mom Rây (Kon Tum), Chư Yang Sin (Đắk Lắk),… khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng (Gia Lai), Lang Biang (Lâm Đồng).

- Nước: là đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung, Đông Nam Bộ và một số phụ lưu của hệ thống sông Mê Công. Một số hệ thống sông chính là Sê San, Srêpôk, Đồng Nai, tạo tiềm năng thủy điện lớn. Các hồ tự nhiên, hồ thủy điện cũng là nguồn tưới tiêu quan trọng trong mùa khô, ngoài ra có thể khai thác cho mục đích du lịch và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước ngầm khá phong phú, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

- Khoáng sản: bô-xít là khoáng sản quan trọng nhất với trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Các khoáng sản khác như asen, đá axit, nước khoáng,…

* Hạn chế:

- Địa hình của vùng bị chia cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ rệt gây khó khăn trong việc phát triển hạ tầng giao thông, kết nối với các khu vực khác. Tài nguyên đất ở một số khu vực bị thoái hoá gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Mùa khô kéo dài cùng biến đổi khí hậu, mực nước ngầm hạ thấp gây ra nguy cơ thiếu nước cục bộ cho sản xuất và sinh hoạt, cháy rừng nghiêm trọng.

Câu 2: 

* Phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả

– Cây công nghiệp lâu năm:

+ Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của nước ta.

+ Là vùng trọng điểm số 1 trong sản xuất cà phê. Đắk Lắk là tỉnh tiêu biểu. 

+ Chè được trồng nhiều ở các cao nguyên cao thuộc Lâm Đồng, Gia Lai.

+ Cao su được trồng nhiều ở Gia Lai, Đắk Lắk.

+ Hồ tiêu, điều cũng là cây trồng quan trọng, được trồng nhiều ở Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,..

– Cây ăn quả: Tây Nguyên có nhiều cây ăn quả như: bơ, sầu riêng, chuối,... dược trồng ở hầu hết các tỉnh.

* Lâm nghiệp

– Khai thác và chế biến gỗ: Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác là 753,7 nghìn m3. Đắk Lắk là tỉnh sản xuất nhiều nhất.

– Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Vùng chú trọng phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; kết hợp khai thác với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng. Năm 2021 diện tích trồng mới đạt 19 nghìn ha. Gia Lai là tỉnh có diện tích rừng trồng mới nhiều nhất.

Câu 3: 

– Sản xuất điện:

+ Tây Nguyên có trữ năng thuỷ điện lớn thứ 2 cả nước, sau vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Nhiều nhà máy thuỷ điện như: laly, Sê San, Srêpôk 3, Đồng Nai 3,...

+ Ngoài ra, vùng cũng phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

– Công nghiệp khai khoảng: Khai thác bô-xít để sản xuất a-lu-min, nhôm. Trong quá trình khai thác và chế biến cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường.

Câu 4:

- Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Vùng tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hoá gắn với việc bảo vệ môi trường. Các sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm: thám hiểm, nghiên cứu các hệ sinh thái vườn quốc gia, hang động.... du lịch trang trại; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi và hồ trên núi;... Các sản phẩm du lịch văn hoá bao gồm: tìm hiểu giá trị kiến trúc nghệ thuật như nhà Rông, nhà dài, nhà mổ, các buôn làng,

- Hoạt động du lịch phát triển mạnh ở Lâm Đồng và Đắk Lắk. Hai tỉnh này chiếm trên 70% doanh thu du lịch lữ hành toàn vùng (năm 2021). Thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch nổi tiếng của vùng. Các tuyến du lịch trọng điểm như "Con đường xanh Tây Nguyên, "Con đường huyền thoại - Đường mòn Hồ Chí Minh,... tạo điều kiện để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Tây Nguyên

Câu 5:

Tây Nguyên lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta vì: Tây Nguyên có nhiều thuận lợi trong phát triển cây công nghiệp nhờ vào các yếu tố sau:

-  Đất đai:

  • Đất bazan màu mỡ, với tầng phân hóa sâu và giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây trồng.
  • Diện tích đất rộng, phân bố tập trung trên các mặt bằng lớn, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu:

  • Khí hậu mang tính chất xích đạo, với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài, cùng sự phân hóa theo độ cao. Ở độ cao từ 400-500m, khí hậu khô nóng, trong khi ở độ cao trên 1000m, khí hậu lại mát mẻ. Nhờ vậy, Tây Nguyên có thể trồng được cả cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, và các cây công nghiệp cận nhiệt đới như chè.
  • Sự phân mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài (4-5 tháng), rất thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản nông sản.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác