Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng địa lí 9 CTST bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày khái quát về sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

Câu 2: Em hãy thu thập thông tin về một dân tộc của Việt Nam theo gợi ý sau: 

- Dân tộc

- Ngôn ngữ

- Trang phục

- Phong tục, tập quán

- Địa bàn cư trú

Câu 3: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống đoàn kết, yêu thương nhau của dân tộc Việt Nam.


Câu 1:

Khái quát tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta:

- Người Việt (Kinh) phân bố rộng khắp trong cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp có người Tày, Nùng ( tả ngạn sông Hồng), người Thái, Mường ( hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả)... Ở sườn núi cao 700-1000m có người Dao. Trên các vùng núi cao có người Mông.

+ Trường Sơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc, cư trú thành từng vùng khá rõ rệt: Đăk Lăk có người Ê-đê, Kon Tum và Gia Lai có người Gia-rai, Lâm Đồng có người Cơ-ho...

+ Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm và người Khơ-me cư trú thành dải hoặc xem kẽ với người Việt. Người Hoa sống tập trung ở các đô thị. 

- Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đang thay đổi

Câu 2:

- Dân tộc Tày: Theo số liệu từ cuộc điều tra về 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân tộc Tày có dân số là 1.845.492 người, trong đó có 918.155 nam và 927.337 nữ.

- Ngôn ngữ: Tiếng Tày là ngôn ngữ chính của người Tày, thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Tày có mối quan hệ gần gũi với tiếng Nùng và tiếng Tráng, đủ để có thể trao đổi trực tiếp, và cũng có thể giao tiếp với người nói tiếng Lào và tiếng Thái.

- Trang phục:

+ Người Tày mặc các bộ trang phục có màu. 

+ Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. 

+ Phụ kiện trang trí là các đồ trang sức làm từ bạc và đồng như khuyên tai, kiềng, lắc tay, xà tích,.... 

- Phong tục, tập quán:

Ẩm thực: 

+ Nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày phong phú và đa dạng, những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh. 

+ Một số món ăn nổi tiếng: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua,…

Lễ hội: lễ hội Lồng tồng, lễ hội Nàng Hai, lễ hội rước Đất, rước Nước,... 

- Địa bàn cư trú: Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc của Việt Nam (Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang…). Ngoài ra, trong thời gian gần đây, một số người Tày cũng đã di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.

Câu 3:

1. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

2. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

3. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

4. Đồng cam cộng khổ


Bình luận

Giải bài tập những môn khác