Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu địa lí 9 CTST bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Già hóa dân số ở Việt Nam có thể gây ra những vấn đề gì cho xã hội trong tương lai?

Câu 2: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì?

Câu 3: Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số ở các thành phố thấp hơn nhiều so với ở nông thôn?

Câu 4: Tai sao ở nước ta hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng ? Nêu ví dụ minh họa ?

Câu 5: Tại sao nói dân số đông cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế của nước ta?


Câu 1:

Già hóa dân số ở Việt Nam có thể gây ra nhiều vấn đề trong tương lai, bao gồm sự gia tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người cao tuổi. Số lượng người trong độ tuổi lao động giảm dần, trong khi nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội tăng lên. Điều này có thể làm tăng chi phí công cộng và đòi hỏi sự thay đổi trong các chính sách xã hội và lao động để thích ứng với tình hình dân số già hóa.

Câu 2:

Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả:

- Đối với kinh tế: dân số đông và tăng nhanh khiến tích luỹ được ít, hạn chế việc đầu tư, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.

- Đối với xã hội: Dân số tăng nhanh sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, cải thiện nhà ở, giao thông khiến đời sống người dân chậm được nâng cao.

- Đối với môi trường: Dân số đông và tăng nhanh dẫn tới phải tăng cường khai thác tài nguyên, làm cho tài nguyên chóng cạn kiệt, đồng thời gây ô nhiễm môi trường…

Câu 3:

Tỉ lệ gia tăng dân số ở các thành phố thấp hơn nhiều so với ở nông thôn vì ở nông thôn trình độ người dân còn thấp, còn mang nhiều tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ nên họ thường không tuân thủ triệt để kế hoạch hóa gia đình nhiều người muốn có con trai nên thường sinh thêm con thứ 3, thứ 4 và không có gì giằng buộc để họ không làm thế còn thành thị đa số là dân trí thức nên họ hiểu biết hơn và tư tưởng thoáng hơn nên sinh ít hơn.

Câu 4:

- Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì : Việt Nam có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao => dẫn đến tỉ lệ sinh cao

- Ví dụ : Nếu số dân là 65 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mỗi năm dân số tăng 0,975 triệu người. Nếu  quy mô dân số 85 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,3%, thì mỗi năm dân số tăng thêm 1,105 triệu người.

Câu 5:

Dân số đông cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế của nước ta vì:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác