Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 12 cd bài 5: Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Đánh giá vai trò của ASEAN trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.

Câu 2: Hãy đề xuất những giải pháp mà các quốc gia thành viên ASEAN cần thực hiện để thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Câu 3: Em hãy cho biết những đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015.


Câu 1:

- ASEAN đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế đối thoại khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), giúp tạo ra sân chơi cho các cường quốc thảo luận và giải quyết các vấn đề an ninh.

- ASEAN duy trì chính sách trung lập và không đứng về bên nào trong các tranh chấp, tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các cường quốc mà không gây xung đột.

- Thông qua Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) và các nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ quốc gia khác, ASEAN đã góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

- Tuy nhiên, ASEAN cũng đang phải đối mặt với thách thức từ sự cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến tổ chức này gặp khó khăn trong việc duy trì vai trò lãnh đạo và trung tâm của mình trong khu vực.

Câu 2: 

- Cần đẩy mạnh hợp tác trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên một cách bền vững.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.

- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế sâu rộng, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo.

- Tăng cường hợp tác văn hóa, xã hội để tạo sự gắn kết trong cộng đồng, đồng thời tôn trọng sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia.

- Đảm bảo an ninh khu vực thông qua các cơ chế đối thoại và hợp tác quốc phòng, đồng thời thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 3: 

Một số đóng góp của Việt Nam cgo sự phát triển của Cộng đồng ASEAN:

- Năm 2016, Việt Nam tiếp tục tham gia đầy đủ, hoàn thành nghiêm túc các cam kết và đóng góp hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.

- Năm 2018, Việt Nam Tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN).

- Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN; đồng thời, Việt Nam đã tổ chức thành công: Hội nghị Cấp cao ASEAN 36; Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41); Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53; Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37,…

+ Tháng 11/2021, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao của ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững.

+ Tháng 7/2022, Chủ tịch luân phiên ACBA (Ủy ban các nước ASEAN tại Buenos Aires).

+ Tháng 11/2022, Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41, Việt Nam đã có nhiều đóng góp thực chất cho hợp tác ASEAN với các đối tác và thành công chung của các hội nghị.

+ Tháng 5/2023, Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 42, Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào việc củng cố đoàn kết ASEAN và ứng phó hiệu quả với các thách thức.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác