Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 12 cd bài 5: Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Trình bày những thách thức của Cộng đồng ASEAN.

Câu 2: Trình bày những triển vọng của Cộng đồng ASEAN.

Câu 3: Hãy nêu những thành tựu về kinh tế, chính trị- xã hội mà cộng đồng ASEAN đạt được. 

Câu 4: Hãy trình bày cách ASEAN đã phát triển từ một tổ chức khu vực lỏng lẻo thành một cộng đồng gắn kết và hiệu quả hiện nay.


Câu 1: 

+ Thách thức an ninh đến từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; thay đổi cấu trúc địa - chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung.

+ Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo; khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các nước.

+ Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi ASEAN vận hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận.

+ Thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,... đe doạ môi trường hoà bình, an ninh, ổn định để phát triển của Cộng đồng ASEAN.

Câu 2: 

+ Sự vươn lên của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng là cơ sở để Cộng đồng ASEAN tiếp tục phát triển với mức độ liên kết ngày càng chặt chẽ và sâu rộng trên cả ba trụ cột.

+ Cộng đồng ASEAN đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác và đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học, kĩ thuật, ...; từng bước gắn kết các quốc gia Đông Nam Á để trở thành khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới của thế giới.

+ Về đối ngoại, vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, tham gia và đóng vai trò quan trọng tại nhiều diễn đàn lớn trên thế giới.

Câu 3: 

- Về thành tựu về kinh tế:

+ Thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (viết tắt là: ATIGA), ASEAN đã cơ bản hoàn thành dỡ bỏ thuế cho 98,6% các dòng sản phẩm.

+ Bên cạnh việc hợp tác nội khối, ASEAN còn có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Hongkong (Trung Quốc). Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand được ký và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

- Thành tựu về chính trị - an ninh:

+ ASEAN đạt nhiều kết quả quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. ASEAN tạo dựng được sự tin cậy và gắn kết giữa các nước thành viên; thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các nước trong và ngoài Hiệp hội; xây dựng lòng tin, chia sẻ và phát huy giá trị các quy tắc và chuẩn mực ứng xử giữa các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

+ ASEAN cũng tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực xử lý những thách thức an ninh, hạn chế sự can thiệp và chi phối của các nước lớn.

+ ASEAN đã nỗ lực hợp tác nâng cao năng lực xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt trước các thách thức và mối đe dọa do đại dịch Covid-19, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng…

Câu 4:

- ASEAN ban đầu chỉ tập trung vào hợp tác chính trị và an ninh, nhưng sau đó mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

- Hiệp định Bali (1976) đánh dấu bước đầu của ASEAN trong việc hình thành các nguyên tắc hợp tác chính thức.

- Sau Chiến tranh Lạnh, ASEAN đã tăng cường hợp tác với các cường quốc và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước, mở rộng hợp tác kinh tế.

- Sự ra đời của Hiến chương ASEAN (2008) và việc thành lập Cộng đồng ASEAN (2015) đã củng cố cơ chế hoạt động, mang tính ràng buộc pháp lý và định hướng dài hạn cho sự phát triển bền vững.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác