Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 cd bài 11: Câu đơn và câu ghép

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Hoàn thành các câu ghép sau bằng cách nối các vế câu sao cho hợp lý:

  1. Tôi thích đọc sách, _______ tôi lại không có nhiều thời gian.

  2. Lan đi học, _______ Mai ở nhà giúp mẹ.

  3. Tôi sẽ đi bộ, _______ trời mưa tôi sẽ đi xe buýt.

Câu 2: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây.

“...Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.”

Câu 3: Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

“Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.”

Câu 4: Tìm trạng ngữ, CN và VN của những câu văn trong đoạn văn sau:

a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

b) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.


Câu 1: 

1. Tôi thích đọc sách, nhưng tôi lại không có nhiều thời gian.

2. Lan đi học, còn Mai ở nhà giúp mẹ.

3. Tôi sẽ đi bộ, nếu trời mưa tôi sẽ đi xe buýt.

Câu 2: 

Câu ghép: "Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế."

- Phân tích:

+ Đây là câu ghép vì có hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy (hoặc có thể xem là dấu nối lửng).

+ Vế 1: "Biển nhiều khi rất đẹp" (chủ ngữ: Biển, vị ngữ: rất đẹp).

+ Vế 2: "ai cũng thấy như thế" (chủ ngữ: ai, vị ngữ: cũng thấy như thế).

Câu 3: 

1: "Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh." => Đây là câu ghép.

- Vế 1: "Đêm xuống"

Chủ ngữ (CN): Đêm

+ Vị ngữ (VN): xuống

- Vế 2: "mặt trăng tròn vành vạnh"

+ Chủ ngữ (CN): mặt trăng

+ Vị ngữ (VN): tròn vành vạnh

2: "Cảnh vật trở nên huyền ảo." => Đây là câu đơn.

- Chủ ngữ (CN): Cảnh vật

- Vị ngữ (VN): trở nên huyền ảo

3: "Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước." => Đây là câu ghép.

- Vế 1: "Mặt ao sóng sánh"

+ Chủ ngữ (CN): Mặt ao

+ Vị ngữ (VN): sóng sánh

- Vế 2: "một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước"

+ Chủ ngữ (CN): một mảnh trăng

+ Vị ngữ (VN): bồng bềnh trên mặt nước

Câu 4: 

a) Mùa xuân,// lá bàng mới nảy / trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè,// lá / lên thật dày, ánh sáng xuyên qua / chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu,// lá bàng / ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Qua mùa đông,// cây bàng / trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu / in trên nền trời xám đục.

b) Sự sống / cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả / nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông,// những chùm hoa khép miệng / bắt đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột,// những chùm thảo quả đỏ chon chót / bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác