Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 cd Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng người phụ nữ trong Chuyện người con gái Nam Xương?

Câu 2: Nêu khái niệm và đặc điểm của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần?

Câu 3: Thơ tám chữ là gì? Liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu mà em biết?

Câu 4: So sánh và cho ví dụ về câu đặc biệt và câu rút gọn?

Câu 5: Cấu trúc đúng để trích dẫn tài liệu?


Câu 1:

Nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng nên một nàng Vũ Nương tài sắc vẹn toàn, với nhiều phẩm chất đáng quý trong câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Ở cô hội tụ đầy đủ tất cả những phẩm chất mà người ta vẫn đặt ra để khẳng định giá trị của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến: công - dung - ngôn - hạnh. Vốn có nhan sắc xinh đẹp, nên tuy là con gái gia đình nghèo khó, Vũ Nương vẫn được Trương Sinh mang bạc sang xin cưới về làm vợ. Trong suốt thời gian chung sống, Vũ Nương cũng luôn giúp gia đình êm ấp, thuận hòa, dùng tính tình hiền dịu và sự thông minh trong ứng xử để người chồng vốn nóng tính, hay ghen tuông vô cớ chẳng phải nghĩ suy. Khi chồng lên đường đi chinh chiến phương xa, nàng cũng ân cần đưa tiễn, nhắn nhủ chồng bình an trở về, không cần đặt nặng chức tước, bổng lộc. Không chỉ thế, suốt nhiều năm xa chồng, một mình Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng, quán xuyến nhà cửa, sinh và nuôi dạy con trai nên người. Khi mẹ chồng qua đời, cô lo ma chay chu đáo như con ruột, khiến xóm làng kính nể. Ấy thế mà, một người phụ nữ như thế, cuối cùng lại rơi vào đường cùng, bị chồng nghi ngờ là không đoan chính rồi đánh đập, đuổi ra khỏi nhà. Cuối cùng phải nhảy sông tự vẫn để tự chứng minh cho trong sạch của mình. Còn gì bi kịch hơn khi chính người chồng và người con nàng hết lòng yêu thương lại là nguyên nhân trực tiếp đẩy nàng đến thảm cảnh. Nhưng sâu xa hơn, lại chính là do những chế độ hà khắc của chế độ phong kiến đã bóp nghẹt, ghì chặt nàng lại, không cho nàng cơ hội được sống, được tự mình đòi lại trong sạch cho bản thân. Em càng yêu mến, trân trọng và cảm phục trước phẩm chất của Vũ Nương bao nhiêu, thì lại càng chua xót trước số phận của nàng bấy nhiêu. Cùng với đó là sự căm phẫn tột cùng đối với chế độ phong kiến khắc nghiệt lúc bấy giờ. Bởi trong cả nghìn năm lịch sử phong kiến ấy, đã có không ít những Vũ Nương bị số phận chà đạp như vậy.

Câu 2: 

 

Khái niệm

Đặc điểm

Chơi chữ

Là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ để tạo ra những ý nghĩa hài hước, châm biếm hoặc gây ấn tượng thông qua việc sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa hoặc các hình thức biến đổi khác.

Tạo ra sự bất ngờ và thú vị cho người đọc.

Thường dùng trong thơ ca, văn chương hoặc diễn thuyết để gây sự chú ý.

Điệp thanh

 Là biện pháp tu từ lặp lại các âm thanh hoặc nhóm âm thanh trong câu thơ hoặc câu văn, nhằm tạo nhịp điệu và sự hài hòa.

Tăng cường tính nhạc cho câu thơ.

Gây cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc.

Điệp vần

Là biện pháp tu từ lặp lại vần ở cuối các câu thơ hoặc đoạn văn.

Tạo sự liên kết và nhịp điệu cho tác phẩm.

Thường được sử dụng trong thơ ca để tăng tính nghệ thuật.

Câu 3:

Khái niệm: Thơ tám chữ là thể loại thơ có mỗi dòng gồm tám chữ, thường được viết theo thể thơ tự do hoặc có vần.

Một số tác phẩm tiêu biểu:

Quê hương (Tế Hanh)

Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến)

Nhớ rừng (Thế Lữ)

Câu 4:

-Câu đặc biệt: Là câu có cấu trúc ngữ pháp không hoàn chỉnh hoặc không tuân theo quy tắc ngữ pháp thông thường, thường được sử dụng để nhấn mạnh hoặc thể hiện cảm xúc.

Ví dụ: "Cái gì thế này?" (câu hỏi không có chủ ngữ rõ ràng).

-Câu rút gọn: Là câu được lược bỏ một số thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ) nhưng vẫn đảm bảo ý nghĩa.

Ví dụ: "Đi chơi nhé!" (rút gọn từ "Chúng ta đi chơi nhé!").

Câu 5: 

Cấu trúc trích dẫn tài liệu:

Tên tác giả. (Năm xuất bản). Tiêu đề tài liệu. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Ví dụ:

Nguyễn Văn A. (2020). Nghiên cứu văn học Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác