Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 12 ctst bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày nhận xét của anh/chị về cách sử dụng vần nhịp, đối trong bài thơ “Hoàng Hạc Lâu”?

Câu 2: Các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?

Câu 3: Phong cách chính của bài thơ là gì? Thể hiện rõ nhất qua điều gì?

Câu 4: Hãy xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát cả bài thơ?


Câu 1:

Mặc dù có sự thay đổi không tuân thủ theo đúng luật bằng – trắc của thơ Đường song vẫn được coi như một trong những bài thơ Đường hay nhất. Bởi ý thơ sâu sắc, ngôn từ mộc mạc giản dị nhưng đậm chất trữ tình.

Câu 2: 

+ Hình ảnh: “tích nhân” (người xưa); “thử địa” (nơi đây), “không” (trống không, trơ trọi), “nhất khứ” (đã bay đi), “thiên tải” (ngàn năm)… đồng thời có thể xác định trục quan hệ của các từ theo cặp quan hệ quá khứ - hiện tại (tích nhân – thử địa), hữu hạn – vô cùng (“hoàng hạc nhất khứ” – “bạch vân thiên tải”)…

+ Điển tích, điển cố về “hạc vàng”: Việc sử dụng điển tích, điển cố “hạc vàng” đi kèm với các hình ảnh giúp cho bài thơ thấm đượm phong vị hoài cổ, cấu tứ trở nên hàm súc giàu sức gợi cảm.

Câu 3:

Phong cách bài thơ: Cổ điển. 

Thể hiện qua tính khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng cũng như yếu tố nghệ thuật. 

Câu 4: 

Chủ thể trữ tình: Là người lên lầu Hoàng Hạc ngắm cảnh mà sinh tình. 

Nội dung: Thông qua câu chuyện về lầu Hoàng Hạc cũng như việc miêu tả cảnh đẹp được ngắm nhìn từ lầu Hoàng Hạc để gửi gắm nỗi niềm tâm trạng. Tác giả suy ngẫm về quá khứ - hiện tại, về cái hữu hạn và cái vô cùng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác