Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Hóa học 12 kntt bài 24: Nguyên tố nhóm IA

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Khối lượng riêng của dầu hoả khan khoảng 0,8 g cm-3. Có thể quan sát được hiện tượng gì khi cho một mẩu lithium vào dầu hoả khan? Vì sao?

Câu 2: Ống dẫn nước của bồn rửa bát thường có lớp dầu, mỡ bám vào. Tìm hiểu để giải thích vì sao nên dùng soda, không nên dùng baking soda để tẩy rửa lớp bám này.

Câu 3: Nêu một số lợi ích của việc tái tạo và tái sử dụng ammonia trong phương pháp Solvay.

Câu 4: Hãy giải thích vì sao kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 5: Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau:

– Độ cứng.

– Khối lượng riêng

– Nhiệt độ nóng chảy.

– Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).

Câu 6: Ion Na+ có tồn tại hay không, nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau:

a. NaOH tác dụng với dung dịch HCl.

b. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.

c. Phân hủy NaHCO3 bằng nhiệt.

d. Điện phân NaOH nóng chảy.

e. Điện phân dung dịch NaOH.

g. Điện phân NaCl nóng chảy.

Giải thích cho câu trả lời và viết phương trình hóa học minh hoạ.


Câu 1: 

Hiện tượng: Mẩu lithium nổi trên bề mặt dầu hỏa khan.

Vì khối lượng riêng của lithium là 0,53 g/cm3 nhỏ hơn khối lượng riêng của dầu hỏa khan là 0,80 g/cm3.

Câu 2: 

Vì chất béo trong dầu mỡ bị thủy phân trong môi trường kiềm. Mà dung dịch soda (Na2CO3) có tính kiềm cao hơn baking soda (NaHCO3) do đó khả năng tẩy rửa dầu mỡ của soda tốt hơn và tiết kiệm hơn. Do đó nên dùng soda, không nên dùng baking soda để tẩy rửa lớp bám này.

Câu 3: 

- Làm giảm lượng ammonia (NH3) cần dùng.

- Giảm chi phí sản xuất, giúp hạ giá thành của sản phẩm baking soda và soda.

Câu 4: 

- Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng không đặc khít nên có khối lượng riêng nhỏ.

- Liên kết trong mạng tinh thể lập phương tâm khối cũng kém bền vững nên kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 5:

Kim loại kiềm

Li

Na

K

Eo(M+/M) (V)

-3,05

-2,71

-2,93

Độ cứng (kim cương có độ cứng là 10)

0,6

0,4

0,5

Khối lượng riêng (g/cm3)

0,53

0,97

0,86

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

180

98

64

Câu 6:

a) NaOH + HCl → NaCl + H2O

b) NaOH + CuCl2 → NaCl + Cu(OH)2

c) 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2

d) 4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O

e) H2O → 2H2 + O2

g) 2NaCl → 2Na + Cl2

lon Na+ chỉ bị khử trong phản ứng điện phân nóng chảy (phản ứng d, g) còn trong các phản ứng khác nó vẫn giữ nguyên số oxi hóa +1.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác