Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Hóa học 12 kntt bài 13: Vật liệu polymer

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp xảy ra trong quá trình dán keo 502.

Câu 2: Tại sao composte sợi carbon và composite sợi thủy tinh lại được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không?

Câu 3: Vai trò của quá trình lưu hóa cao su là gì.

Câu 4: Vì sao hiện nay keo dán tổng hợp như keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde) lại được sử dụng phổ biến.

Câu 5: Cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa các vật liệu polymer sau: chất dẻo, tơ, cao su và keo dán.


Câu 1: 

Phản ứng trùng hợp xảy ra trong quá trình dán keo 502: 

nCH2=C(CN)COOCH3Tech12h (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n.

Câu 2: 

Composte sợi carbon và composite sợi thủy tinh được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vì trong lĩnh vực hàng không, vật liệu sử dụng đòi hỏi phải chịu được áp lực cao, đồng thời phải nhẹ và khó bị biến dạng do tính đặc thù của lĩnh vực. 

Câu 3: 

Vai trò của quá trình lưu hóa cao su: làm tăng độ cứng, bền và những đặc tính khác của cao su. Đồng thời cải thiện khả năng chống mài mòn, chịu nhiệt, chống hóa chất và kháng tia UV.

Câu 4: 

Hiện nay keo dán tổng hợp như keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde) được sử dụng phổ biến vì các loại keo dán này có độ kết dính rất cao, chịu nhiệt, chịu nước, chịu dung môi và chịu lực tốt, dễ sử dụng.

Câu 5: 

- Giống nhau: đều là polymer và đa dụng trong đời sống và sản xuất.

- Khác nhau: 

+ Chất dẻo là vật liệu có tính dẻo. Tính dẻo ở đây là vật liệu bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

+ Tơ là những vật liệu có dạng sợi mảnh và có độ bền nhất định.

+ Cao su là vật liệu có tính đàn hồi.

+ Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác