Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu địa lí 9 KNTT bài 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2: Phân tích sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc.

Câu 3: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 4: Trình bày tình hình phát triển dịch vụ của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 5: Trình bày ý nghĩa vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.


Câu 1:

* Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến, ưu tiên phát triển nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ.

- Trồng trọt:

+ Lúa và ngô là các cây lương thực chính. Lúa trồng nhiều ở các cánh đồng thung lũng như: Mường Thanh, Mường Lò,… nhiều vùng đất dốc được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa. Việc trồng lúa góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu lương thực của vùng. Diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước, các địa phương có diện tích ngô nhiều là Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng,…

+ Thế mạnh trong trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu. Phát triển các khu vực sản xuất tập trung như: chè (Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang), hồi (Lạng Sơn), quế (Yên Bái), thảo quả (Hà Giang, Lào Cai,…), cây ăn quả (Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn),…

- Chăn nuôi:

+ Thế mạnh về chăn nuôi gia súc. Số lượng trâu, lợn lớn nhất cả nước, chiếm 55,1% tổng đàn trâu, 24% tổng đàn lợn cả nước năm 2021). Đàn bò có xu hướng tăng, đứng thứ 2 cả nước (chiếm gần 19% cả nước năm 2021). Đàn bò sữa được chú trọng phát triển ở Sơn La, Bắc Giang,…

+ Chăn nuôi phát triển theo hình thức trang trại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

- Lâm nghiệp là ngành có thế mạnh, tổng diện tích rừng khoảng 5,4 triệu ha (chiếm hơn 36% diện tích rừng cả nước).

+ Khai thác, chế biến lâm sản: sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng, gỗ được khai thác từ diện tích rừng trồng. Các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,… được khai thác nhiều, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế.

+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: chính sách giao đất và giao rừng góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần bảo vệ, phát triển rừng. Diện tích rừng trồng đạt 1,5 triệu ha (2021). Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được chú trọng, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Hoàng Liên, Du Già, Xuân Sơn, Phia Oắc - Phia Đén,…

- Thủy sản:

+ Hoạt động khai thác thủy sản trên hệ thống sông, hồ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho một bộ phận người dân.

+ Nuôi trồng thủy sản ở các sông, hồ ngày càng có hiệu quả, góp phần cung cấp thực phẩm cho người dân trong vùng, tạo ra các mặt hàng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều trang trại nuôi thủy sản được đầu tư công nghệ cao với quy mô lớn.

Câu 2:




 
Đông BắcTây Bắc
Địa hìnhNúi trung bình, núi thấp chiếm diện tích lớn, hướng cánh cung là chủ yếu; khu vực trung du có địa hình đồi bát úp. Địa hình các-xtơ phổ biến (Cao Bằng, Hà Giang,…).Địa hình cao, dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc - đông nam; địa hình chia cắt và hiểm trở; xen kẽ là các cao nguyên.
Khí hậuNhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước taNhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hóa theo độ cao rõ rệt, đầu mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.
Thủy vănSông ngòi dày đặc, giá trị về giao thông và thủy lợi.Sông ngòi có độ dốc lớn, lưu lượng nước dồi dào, tiềm năng lớn về thủy điện, điển hình là sông Đà, sông Mã.
Khoáng sảnPhong phú chủng loại: a-pa-tít, sắt, chì - kẽm, đá vôi, than,…Có một số loại trữ lượng lớn như: đất hiếm, đồng,...
Sinh vậtPhong phú, gồm sinh vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.Nhiều loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới núi cao.

Câu 3: 

- Công nghiệp khai khoáng có ở hầu hết các tỉnh, các sản phẩm chủ yếu là quặng sắt (Yên Bái, Hà Giang,...), a-pa-tít (Lào Cai), đá vôi (Lạng Sơn, Hà Giang,...), nước khoáng (Hoà Bình, Tuyên Quang,...), than (Thái Nguyên, Lạng Sơn),..

- Sản xuất điện là ngành công nghiệp đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Trong vùng phát triển cả thuỷ điện và nhiệt điện.

+ Các nhà máy thuỷ điện lớn như Hoà Bình (1 920 MW), Sơn La (2 400 MW), Lai Châu (1 200 MW), Tuyên Quang (342 MW),....

+ Một số nhà máy nhiệt điện trong vùng là An Khánh (Thái Nguyên), Sơn Động (Bắc Giang), Na Dương (Lạng Sơn),...

– Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển, gồm chế biến sữa, chế biến hoa quả, chế biến chè,... dựa trên nguồn nguyên liệu dồi dào trong vùng. Phát triển mạnh ở Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên,...

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, dệt và sản xuất trang phục,... phát triển nhanh tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ,... nhờ thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

- Các trung tâm công nghiệp là Bắc Giang, Thái Nguyên, Việt Trì, Hoà Bình.

Câu 4: 

- Giao thông vận tải:

+ Vùng có vị trí thuận lợi kết nối với vùng Đồng bằng sông Hồng, với nước láng giềng Trung Quốc.

+ Đường quốc lộ, cao tốc được nâng cấp và xây dựng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế như cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 6,... 

- Thương mại:

+ Hoạt động nội thương ngày càng phát triển và da dạng với nhiều hình thức.

+ Hoạt động ngoại thương chú trọng khai thác thế mạnh kinh tế cửa khẩu, với các khu kinh tế cửa khẩu: Đồng Đăng - Lạng Sơn (Lạng Sơn), Thanh Thuỷ (Hà Giang), Lào Cai (Lào Cai), Tây Trang (Điện Biên),..., Đẩy mạnh giao thương với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và các tỉnh khu vực Thượng Lào.

- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng, với nhiều loại hình và điểm du lịch nổi tiếng.

+ Du lịch sinh thái phát triển ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, thác Bản Giốc,

Sa Pa,...

+ Du lịch văn hoá gắn với các điểm di tích như hang Pác Bó (Cao Bằng), cây đa Tân Trào và An toàn khu (Tuyên Quang), Đền Hùng (Phú Thọ), di tích Điện Biên Phủ (Điện Biên),..

Câu 5:

* Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng:

- Vùng có đường biên giới kéo dài giáp với nam Trung Quốc và thượng Lào với nhiều cửa khẩu thông thương đây là điều kiện thuận lợi cho vùng trong sự giao lưu và mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với Đồng bằng sông Hồng, một vùng kinh tế năng động và là thị trường tiêu thụ lớn.

- Cửa ngõ thông ra biển tạo điều kiện cho vùng giao lưu bằng đường biển và đầy mạnh phát triển các ngành kinh tế biến như du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác