Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 9 CTST bài 1: Vẻ đẹp sông ĐÀ (Nguyễn Tuân)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1:Trình bày hiểu biết của em về tác giả

Câu 2: Nêu hiểu biết của em về văn bản Vẻ đẹp sông Đà

Câu 3:Văn bản Vẻ đẹp sông Đà được viết theo thể loại gì? Nêu bố cục văn bản

Câu 4: Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 5: Điệp từ tuôn dài trong câu: “Sông dài tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình…” có ý nghĩa gì?


Câu 1:

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn bậc thầy, một nhân cách văn hóa mẫu mực.

- Quê ở làng Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông ưa một lối viết liên tưởng mang tính chất tạo hình, ông viết không chỉ bằng ngòi bút của một nhà văn mà dường như còn viết bằng nhãn quan, bằng ngòi bút của một họa sỹ, của một nhà điêu khắc nên văn của ông rất giàu màu sắc, rất giàu hình khối, rất giàu chất điện ảnh. 

Câu 2:

- Văn bản Vẻ đẹp của sông Đà trích tùy bút Người lái đò sông Đà, thuộc tập Sông Đà (1960).

- Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân tới Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi năm 1958.

Câu 3:

Văn bản Vẻ đẹp sông Đà thuộc thể loại tuỳ bút. Văn bản gồm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến…lai chữ): Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của sông Đà.

Câu 4:

- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Câu 5:

Diễn tả sự miên man, bất tận của dòng sông trải ra vô tận dọc chiều dài biên giới phía Tây của Tổ quốc 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác