Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 12 ctst bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Hãy nêu những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

Câu 2: Trình bày khái niệm đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Câu 3: Hãy trình bày bối cảnh lịch sử dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.


Câu 1:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào thời kì mới, phát triển theo các xu thế sau:

- Xu thế đa cực: Đây là xu thế thể hiện rõ ở đầu thế kỉ XXI với sự xác lập trật tự thế giới mới, nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.

- Xu thế lấy phát triển kinh tế là trọng tâm: Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, xây dựng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: Các nước điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng hòa hoãn, đối thoại đa dạng hoá, đa phương hoa, xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược ổn định và lâu dài.

- Xu thế toàn cầu hóa: Dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện là sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới, với vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia và tính quốc tế hoá của nền tài chính thế giới.

Câu 2: 

- Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.

- Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế, phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Câu 3: 

Chiến tranh Lạnh kết thúc vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Bối cảnh lịch sử bao gồm các yếu tố chính như sự suy yếu của Liên Xô do cuộc khủng hoảng kinh tế, các cải cách không hiệu quả của Gorbachev (Perestroika và Glasnost), sự tan rã của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu và những cuộc cách mạng dân chủ tại khu vực này. Một yếu tố khác là sự hợp tác tích cực giữa Mỹ và Liên Xô nhằm giảm căng thẳng quốc tế.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác