Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 12 kntt bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng?

Câu 2: Tây Nguyên có đặc điểm dân số như thế nào?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh?


Câu 1: 

- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Diện tích của vùng năm 2021 khoảng 54,5 nghìn km².

- Vùng giáp với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia, giáp với các vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế, giao thương trong nước và thế giới.

Câu 2:

- Năm 2021, Tây Nguyên có số dân khoảng 6 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,25%. Mật độ dân số của vùng thấp nhất cả nước, năm 2021 là 111 người/km², tỉ lệ dân thành thị là 28,9%.

- Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Xơ-đăng, Ba na, Gia-rai, Ê-đê, Cơ-ho, Kinh, Mường, HMông,…

Câu 3: 

- Tây Nguyên có diện tích rộng, nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế góp phần khai thác thế mạnh, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và củng cố quốc phòng an ninh.

- Vùng tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia, có nhiều cửa khẩu thông thương. Phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tăng cường sự thông thương, hợp tác kinh tế với các nước giúp củng cố quốc phòng an ninh.

- Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, giàu bản sắc văn hoá và truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Phát triển kinh tế – xã hội của vùng là góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc từ đó củng cố sức mạnh quốc phòng an ninh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác