Các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động như thế nào đến phân bố dân cư?
HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG
Câu hỏi 1: Các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động như thế nào đến phân bố dân cư?
* Tác động của các nhân tố tự nhiên đến phân bố dân cư:
1. Khí hậu: nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá) ít hấp dẫn con người.
2. Nguồn nước: ở đâu có nguồn nước thì ở đó có con người sinh sống. Không phải ngẫu nhiên, các nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh trong những lưu vực của những con sông lớn
3. Địa hình và đất đai:
- Những châu thổ màu mỡ của các sông lớn là những vùng đông dân nhất thế giới. Những vùng đất đai khô cằn ờ các hoang mạc và thảo nguyên khô cằn có rất ít dân cư.
- Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc. Các vùng núi cao, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn thì cũng có ít dân cư.
4. Tài nguyên khoáng sản: Những mỏ lớn có sức hấp dẫn đối với con người, dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn do thiên nhiên khắc nghiệt.
* Tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư:
- Trình độ phát triển lực lượng sản xuất:
+ Việc tập trung dân cư có mật độ dân số cao trên một diện tích đất đai nhỏ chỉ có được khi nền nông nghiệp định canh ra đời.
+ Các thành phố lớn, khu công nghiệp là trung tâm thu hút dân cư.
- Tính chất của nền kinh tế: những khu dân cư đông đúc thường gắn bó với các hoạt động công nghiệp nhiều hơn so với nông nghiệp. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì mức độ lập trung dân cư trong các khu công nghiệp cũng có chiều hướng giảm xuống.
Xem toàn bộ: Giải bài 17 Phân bố dân cư và đô thị hóa
Bình luận