Các làng nghề của nước ta được hình thành và phát triển như thế nào và tác động ra sao đến nên kinh tế – xã hội đất nước?

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Ở nước ta, sự phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới; thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn; đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Vậy, các làng nghề của nước ta được hình thành và phát triển như thế nào và tác động ra sao đến nên kinh tế – xã hội đất nước?


* Các đặc điểm của làng nghề Việt Nam

- Làng nghề Việt Nam là một bộ phận của kinh tế nông thôn và gắn bó với sản xuất nông nghiệp

- Cơ sở hạ tầng và nguồn nguyên liệu của làng nghề thường là tại chỗ, đặc biệt là các làng nghề truyền thống

- Ở các làng nghề đã có sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ mới trong sản xuất

- Hình thức tổ chức sản xuất của làng nghề ngày càng phong phú hơn

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ngày càng được mở rộng

 * Quá trình hình thành

- Các làng nghề truyền thống nước ta đều ra đời ở nông thôn và tách dần từ nông nghiệp. 

- Ban đầu, việc sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp là một bộ phận (nghề phụ) trong toàn bộ hoạt động của người nông dân. Sau đó, những ngành nghề phụ dần trở thành ngành sản xuất chính ở một số làng. Song để đảm bảo cuộc sống ổn định, người dân làng nghề vẫn duy trì nghề nông và đi buôn bán hoặc làm thêm nghề khác.

* Lịch sử phát triển: luôn gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá và kinh tế của nước ta.

* Vai trò của làng nghề

- Làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn

- Sản xuất làng nghề tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu

- Làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa

- Phát triển làng nghề góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc


Bình luận

Giải bài tập những môn khác