Bài tập nghiên cứu về tác động tích cực hoặc tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hóa, xã hội; giải pháp hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực

4. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài tập nghiên cứu về tác động tích cực hoặc tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hóa, xã hội; giải pháp hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực


- Những biến đổi về văn hoá do sự phát triển kinh tế:

+ Những biến đổi tích cực về văn hoá do tác động của sự phát triển kinh tế:

• Sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí và văn hoá;

• Sự thay đổi trong lối sống và sở thích văn hoá của người dân;

• Tăng cường sự hiểu biết và truyền bá văn hoá Việt Nam;

• Sự mở rộng trong tầm nhìn và quan hệ xã hội;

• Sự thay đổi trong quan niệm về giáo dục và học hỏi;

• Sự tăng cường trong ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

+ Những biến đổi tiêu cực về văn hoá do tác động của sự phát triển kinh tế:

• Sự gia tăng của văn hoá tiêu thụ; ng tạo

• Mất mát về giá trị truyền thống;

• Hiện tượng mất cân bằng giữa giá trị văn hoá và áp lực tiêu thụ;

• Sự mất mát về đạo đức và giáo dục truyền thống;

• Tăng cường về cá nhân hoá và mất mát trong giao tiếp xã hội.

- Những biến đổi về xã hội do sự phát triển kinh tế:

+ Những biến đổi tích cực về xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế:

• Nâng cao mức sống và giảm đói nghèo;

• Phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo;

• Tăng cường giao thông và hạ tầng;

• Sự lan tỏa của văn hoá và giáo dục;

• Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú trọng.

+ Những biến đổi tiêu cực về xã hội do tác động của sự phát triển kinh tế:

• Sự chênh lệch khoảng cách giàu – nghèo;

• Ô nhiễm môi trường;

• Gia tăng sự cạnh tranh trong xã hội.

- Một số biện pháp, chính sách áp dụng trong thực tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hoá, xã hội:

+ Hoàn thiện và thực hiện tốt pháp luật, phát huy mặt tích cực và kiểm soát, hạn chế mặt tiêu cực của phát triển kinh tế đến văn hoá, xã hội.

+ Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo sự bứt phá; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô.

+ Phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

+ Quản lý và sử dụng bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác