1. Thảo luận những cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Hoạt động 2. Thực hành kiểm soát cảm xúc
1. Thảo luận những cách kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Lần trước, khi đang phát biểu, do quá hồi hộp nên An đã quên nội dung cần nói. Hôm nay, An rất lo lắng khi lại được cô giáo giao nhiệm vụ đọc diễn cảm bài thơ trong buổi giao lưu gặp mặt các em lớp 4.
Nếu là An, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Một nhóm bạn đi thăm bạn bị bệnh đang nằm viện. Trong phòng chờ, bạn Hùng pha trò làm cả nhóm không kiểm chế được và cười to, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Nếu là một người bạn trong nhóm, em sẽ làm gì?
2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để thực hiện việc kiểm soát cảm xúc phù hợp.
1.
Tình huống 1:
Bước 1: Nhắc nhở bản thân rằng ai cũng có thể mắc lỗi và đây là cơ hội để em rèn luyện.
Bước 2: Tập trung vào những ý chính và luyện đọc nhiều lần để ghi nhớ tốt hơn, luyện đọc bài thơ trước gương để quan sát biểu cảm và cử chỉ của bản thân.
Bước 3: Tưởng tượng bản thân đang trình diễn một cách tự tin
Bước 4: Chia sẻ với cô giáo về sự lo lắng của em và nhờ cô tư vấn cách để giải quyết.
Tình huống 2: Nói với Hùng rằng việc pha trò trong lúc này là không phù hợp và có thể ảnh hưởng đến người khác, giải thích cho Hùng rằng việc kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta ứng xử phù hợp trong mọi tình huống.
2.
Tình huống 1: Ôn lại thật kĩ bài thơ. Khi lên sân khấu, em sẽ giữ bình tĩnh, tập trung vào bài thơ và thể hiện cảm xúc của mình một cách tự nhiên.
Tình huống 2: Thể hiện thái độ nghiêm túc và tôn trọng những người xung quanh để Hùng có thể nhìn vào và điều chỉnh hành vi của mình. Gợi ý cho Hùng và các bạn chơi một trò chơi hoặc trò chuyện về một chủ đề khác để không khí trở nên vui vẻ nhưng vẫn phù hợp với hoàn cảnh.
Xem toàn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời bản 2 tuần 4
Bình luận