Tắt QC

Trắc nghiệm vật lí 8 bài 9: Áp suất khí quyển (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 bài 9: Áp suất khí quyển (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của rượu drượu = 8000 N/m3.

  • A. 750 mm
  • B. 1275 mm
  • C. 7,5 m
  • D. 12,75m

Câu 2: Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng nước để thay thủy ngân thì độ cao cột nước là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của nước dnước = 10000 N/m3.

  • A. 750 mm
  • B. 1200 mm
  • C. 7,5 m
  • D. 10,2 m

Câu 3: Trong phép biến đổi sau, phép biến đổi nào là sai?

  • A. 760mmHg = 103360 N/m2
  • B. 750mmHg = 10336 N/m2
  • C. 100640 N/m2 = 74cmHg
  • D. 700 mmHg = 95200 N/m2

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
  • B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
  • C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
  • D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Câu 5: Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.
  • B. Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo một hướng xác định.
  • C. Áp suất khí quyển chỉ có ở Trái Đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.
  • D. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.

Câu 6:  Chọn câu đúng: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp sữa bằng giấy, vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía:

  • A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại.
  • B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất bên ngoài.
  • C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
  • D. Vì hộp sữa rất nhẹ.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất

  • A. Tại đỉnh núi
  • B. Tại chân núi
  • C. Tại đáy hầm mỏ
  • D. Trên bãi biển

Câu 8: Vật nào sau đây không chịu tác dụng của áp suất khí quyển?

  • A. Vật ở trên bề mặt của Mặt Trăng.
  • B. Vật ở dưới đáy hồ nước.
  • C. Vật ở trong một căn phòng đóng kín cửa.
  • D. Vật ở trên đỉnh núi cao.

Câu 9: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

  • A. 748 mmHg
  • B. 693,3 mmHg
  • C. 663 mmHg
  • D. 826,7 mmHg

Câu 10: Càng lên cao áp suất không khí ……..

  • A. Càng tăng.
  • B. Càng giảm.
  • C. Không thay đổi.
  • D. Có thể vừa tăng, vừa giảm.

Câu 11: Khi đặt ống Toorrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg và tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

  • A. 440m
  • B. 528m
  • C. 366m
  • D. Một đáp số khác

Câu 12: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

  • A. Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dốc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài.
  • B. Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn.
  • C. Trên các nắp bình xăng của xe máy có lỗ nhỏ thông với không khí.
  • D. Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.

Câu 13: Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p = d.h vì:

  • A. Vì khí quyển không có trọng lượng riêng.
  • B. Vì khí quyển có độ cao rất lớn.
  • C. Vì độ cao cột khí quyển không thể xác định chính xác, trọng lượng riêng khí quyển là thay đổi.
  • D. Vì khí quyển rất nhẹ.

Câu 14: Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.

  • A. 8km
  • B. 4,8km
  • C. 4320m
  • D. 3600m

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
  • B. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới.
  • C. Áp suất khí quyển có đơn vị là N/m.
  • D. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

Câu 16: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

  • A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
  • B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
  • C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
  • D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 17: Câu nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

  • A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = hd
  • B. Độ lớn của áp suất khí quyển không thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
  • C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.
  • D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

Câu 18: Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm:

  • A. Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm
  • B. Vì mật độ khí quyển càng giảm
  • C. Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm
  • D. Cả A, B, C

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác