Tắt QC

Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chuyển động cơ học là: 

  • A. Sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác
  • B. Sự thay đổi phương chiều của vật
  • C. Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
  • D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác

Câu 2: Độ lớn của vận tốc cho biết: 

  • A. Quỹ đạo của chuyển động
  • B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
  • C. Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc
  • D. Dạng đường đi của chuyển động

Câu 3: Vì sao nói lực là một đại lượng vecto? 

  • A. Vì lực là đại lượng có độ lớn
  • B. Vì lực là đại lượng có độ lớn và phương
  • C. Vì lực là đại lượng có phương, chiều và độ lớn
  • D. Vì lực là đại lượng có phương và chiều

Câu 4: Vecto lực được biểu diễn như thế nào? 

  • A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tùy ý
  • B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỷ lệ xích cho trước
  • C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương chiều của lực
  • D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương chiều của lực, có độ dài tùy ý biểu thị cường độ của lực

Câu 5: Câu nào sau đây đúng? 

  • A. Móng nhà xây rộng bản hơn tường vì để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
  • B. Móng nhà xây rộng bản hơn tường vì để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
  • C. Móng nhà xây rộng bản hơn tường vì để tăng áp suất lên mặt đất
  • D. Móng nhà xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất

Câu 6: Vật thứ nhất có khối lượng m1= 0,5kg, vật thứ 2 có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang. 

  • A. p1= p2
  • B. p1= 2p2
  • C. 2p1= p2
  • D. Không so sánh được

Câu 7: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết. 

  • A. tăng
  • B. giảm
  • C. không đổi
  • D. Không xác định được

Câu 8: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì: 

  • A. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
  • B. Áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
  • C. Áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
  • D. Khi hút mạnh làm yếu các thành hộp, nên bị bẹp đi

Câu 9: Trong phép biến đổi sau, phép biến đổi nào là sai? 

  • A. 760mmHg= 103660 N/m$^{2}$
  • B. 750mmHg= 10366 N/m$^{2}$
  • C. 100640 N/m$^{2}$= 74cmHg
  • D. 700mmHg= 95200 N/m$^{2}$

Câu 10: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? 

  • A. Lực đẩy Acsimet
  • B. Lực đẩy Acsimet và lực ma sát
  • C. Trọng lực
  • D. Trọng lực và lực đẩy Acsimet 

Câu 11: Một người đi xe máy và một người đi xe đạp từ A và B cách nhau 20 km cùng khởi hành một lúc để đi về phía C. Sau 1 giờ 20 phút thì người đi xe máy và người đi xe đạp cùng đến C. Tìm vận tốc mỗi người biết rằng người đi xe máy đi nhanh gấp 3 lần người đi xe đạp.

  • A. 8,5km/h và 22,5km/h
  • B. 7,5km/h và 22,5km/h
  • C. 7,5km/h và 24,5km/h
  • D. 8,5km/h và 24,5km/h

Câu 12: Từ hai điểm A và B cách nhau 70km có hai người xuất phát cùng lúc và đi ngược chiều nhau. Sau hai giờ, hai người này gặp nhau. Biết người đi từ B đi với vận tốc 15km/h. Vận tốc của người đi từ A là:

  • A. 10km/h     
  • B. 15km/h
  • C. 20km/h     
  • D. 25km/h

Câu 13: Bến A, bến B cùng nằm trên một con sông và cách nhau 15km. Một ca nô xuất phát từ bến A thì sau 40 phút đến bến B. Ca nô khi đến B thì ca nô quay trở lại bến A và đến bến A sau 1 giờ 15 phút. Một cụm bèo được thả từ bến A và trôi theo dòng nước đến bến B. Hỏi cụm bèo này trôi trong bao lâu thì đến bến B?

  • A. 2,86 giờ
  • B. 2,76 giờ
  • C. 2,6 giờ
  • D. 3 giờ

Câu 14: Trường THCS Lê Quý Đôn đi ô tô từ Nam Định đến một xã miền núi để làm từ thiện. Trong 1 giờ đầu tiên ô tô đi với vận tốc 50km/h. Trong 2 giờ tiếp theo ô tô đi vận tốc với 40km/h. 3 giờ cuối ô tô đi với vận tốc 20km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:

  • A. 31,7km/h     
  • B. 32,3km/h
  • C. 31,4km/h     
  • D. 32,1km/h

Câu 15: Hai bạn Quân và Thủy cùng xuất phát từ điểm A. Quân đi theo hướng từ A tới C với vận tốc 12km/h, còn Thủy đi theo hướng từ A đến B với vận tốc 8km/h. Nếu chọn Quân làm mốc tọa độ thì vận tốc của Thủy là bao nhiêu? Sau 30 phút thì khoảng cách giữa hai bạn là bao nhiêu?

  • A. 20km/h; 15km
  • B. 25km/h; 10km
  • C. 20km/h; 10km
  • D. 25km/h; 15km

Câu 16: Một đòn bẩy như trên hình vẽ. Nếu tăng lực F2 lên 4 lần thì lực F1 sẽ thay đổi như thế nào?

                          

  • A. Tăng lên 16 lần
  • B. Tăng lên 4 lần
  • C. Tăng lên 2 lần
  • D. Tăng lên mấy lần phụ thuộc vào tỷ lệ OO1 và OO2

Câu 17: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?

  • A. Cầu trượt trong công viên nước
  • B. Cầu thang xoắn.
  • C. Cái mở nắp chai
  • D. Đường ngoằn nghèo bên sườn núi

Câu 18: Sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa 1 vật lên cao thiệt hại gì?

  • A. Đường đi
  • B. Lực
  • C. Trọng lực
  • D. Khối lượng

Câu 19: Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
  • B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
  • D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu 20: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng:

  • A. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
  • B. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép
  • C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực lực, giữ nguyên diện tích bị ép
  • D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép

Câu 21: Một người đưa một vật nặng lên cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp 2 lần độ cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì.

  • A. công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn gấp hai lần
  • B. công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn
  • C. công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn
  • D. công thực hiện ở hai cách đều như nhau

Câu 22: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Các ô tô chuyển động đối với nhau
  • B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
  • C. Các ô tô đứng yên đối với nhau
  • D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô

Câu 23: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

  • A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
  • B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
  • C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
  • D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 24: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau ? Chọn phương án đúng.

  • A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất
  • B. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất
  • C. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau
  • D. Hai vật chuyển động cùng một vận tốc,cùng một độ cao và có cùng khối lượng

Câu 25: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ? Hãy chọn câu đúng nhất.

  • A. Mũi tên được bắn đi từ cung
  • B. Nước trên đập cao chảy xuống
  • C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới
  • D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác