Tắt QC

Trắc nghiệm toán 6 hình học chương 2: Góc (P2)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm toán 6 hình học chương 2: Góc (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng đường thằng a cắt đoạn AB nhưng không cắt đoạn AC. Kết luận nào sau đây sai?

  • A. Hai điểm A; B nằm khác phía đối với đường thẳng a.
  • B. Hai điểm B; C nằm khác phía đối với đường thẳng a.
  • C. Điểm A và C thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a.
  • D. Hai điểm B; C thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a.

Câu 2: Cho góc AOB và tia phân giác OC của góc đó. Vẽ tia phân giác OM của góc BOC. Biết $\widehat{BOM} = 35^{\circ}$. Tính số đo góc $\widehat{AOB}$

  • A. $150^{\circ}$               
  • B. $120^{\circ}$           
  • C. $140^{\circ}$             
  • D. $160^{\circ}$       

Câu 3: Cho $\widehat{M}$ và $\widehat{N}$ là hai góc phụ nhau và $\widehat{M} - \widehat{N} = 10^{\circ}$. Tính số đo của $\widehat{M}$; $\widehat{N}$

  • A. $\widehat{M} = 30^{\circ}$ và $\widehat{N} = 40^{\circ}$
  • B. $\widehat{M} = 50^{\circ}$ và $\widehat{N} = 40^{\circ}$
  • C. $\widehat{M} = 50^{\circ}$ và $\widehat{N} = 60^{\circ}$
  • D. $\widehat{M} = 40^{\circ}$ và $\widehat{N} = 50^{\circ}$

Câu 4: Giả sử có n (n ≥ 2) đường thẳng đồng qui tại O thì số góc tạo thành là

  • A. 2n(n-1)
  • B. $\frac{n(n-1)}{2}$
  • C. 2n(2n-1)
  • D. n(2n-1)

Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:

  • A. Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng $90^{\circ}$
  • B. Hai góc kề nhau có cùng số đo
  • C. Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau gọi là hai góc kề bù
  • D. Hai góc có tổng bằng $180^{\circ}$ là hai góc bù nhau 

Câu 6: Trên đường tròn lấy n (n ≥ 2) điểm phân biệt. Biết số cung tròn tạo thành là 72. Vậy giá trị của là

  • A. n = 8          
  • B. n = 9          
  • C. n = 13        
  • D. n = 11

Câu 7: Cho đường thẳng d, điểm O thuộc d và điểm A không thuộc d. Gọi B là điểm bất kì thuộc tia đối của tia OA ( B khác O). Chọn câu đúng. 

  • A. M; N nằm cùng phía so với đường thẳng d.
  • B. M; N nằm khác phía so với đường thẳng d.
  • C. Đoạn thẳng MN cắt đường thẳng d.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Cho đường thẳng d không đi qua O. Trên d lấy sáu điểm A, B, C, D, E, F phân biệt. Có bao nhiêu tam giác nhận

điểm O làm đỉnh và hai đỉnh còn lại là hai trong sáu điểm A, B, C, D, E, F?

  • A. 15
  • B. 12
  • C. 6                 
  • D. 9

Câu 9: Cho hai góc kề bù $\widehat{xOy}; \widehat{xOz}$. Vẽ tia Ot là phân giác $\widehat{xOy}$ và tia Ot′ là phân giác $\widehat{xOz}$. Tính $\widehat{tOt′}$.

  • A. $70^{\circ}$                  
  • B. $80^{\circ}$         
  • C. $60^{\circ}$                         
  • D. $90^{\circ}$     

Câu 10: Trên đường thẳng xx’ lấy một điểm O. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xx’ vẽ ba tia Oy, Ot, Oz sao cho: $\widehat{x′Oy} = 40^{\circ}, \widehat{xOt} = 97^{\circ}, \widehat{xOz} = 54^{\circ}$. Chọn câu đúng nhất.

  • A. Tia Ot nằm giữa hai tia Oy và Oz. 
  • B. $\widehat{tOy} = 43^{\circ}$
  • C. Ot là tia phân giác của $\widehat{zOy}$. 
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Gọi O là giao điểm của bốn đường thẳng xy; zt; uv; ab. Có bao nhiêu góc bẹt đỉnh O?

  • A. 12 
  • B. 4
  • C. 8 
  • D. 28

Câu 12: “Tam giác AMN là hình gồm ba cạnh ... khi ba điểm M, N, P ...”. Các cụm từ thích hợp vào chỗ trống lần lượt là:

  • A. MN; MP; NP; không thẳng hàng
  • B. MN; MP; NP; thẳng hàng
  • C. không cắt nhau; không thẳng hàng
  • D. cắt nhau; thẳng hàng

Câu 13: Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Vẽ đường tròn (A; 3cm) và (B; 2cm). Hai đường tròn tâm A; B lần lượt cắt đoạn thẳng AB tại K; I. Tính độ dài BK.  

  • A. BK = 3cm
  • B. BK = 1, 5cm          
  • C. BK = 2cm
  • D. BK = 1cm

Câu 14: Chọn câu đúng.

  • A. Hai tia chung gốc tạo thành một góc
  • B. Hai tia chung gốc tạo thành góc vuông
  • C. Góc nào có số đo lớn hơn thì nhỏ hơn
  • D. Hai góc bằng nhau có số đo không bằng nhau

Câu 15: Cho hai góc $\widehat{xOy}$ và $\widehat{yOz}$ là hai góc kề bù. Biết $\widehat{xOy} = 76^{\circ}$ . Gọi Om là tia phân giác của góc $\widehat{yOz}$. Số đo của góc $\widehat{xOm}$ là:

  • A. $128^{\circ}$
  • B. $120^{\circ}$
  • C. $130^{\circ}$
  • D. $133^{\circ}$

Câu 16: Cho hình vẽ dưới đây

Góc AEB là góc chung của những tam giác nào?

  • A. ΔAEB; ΔABD
  • B. ΔAEB; ΔAED
  • C. ΔAEB; ΔABC
  • D. ΔAEB; ΔAEC

Câu 17: Chọn đáp án đúng.

  • A. Trang sách là hình ảnh của mặt phẳng                      
  • B. Sàn nhà là hình ảnh của mặt phẳng                
  • C. Mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng 
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Tia Om có phải là tia phân giác của góc nào?

  • A. Tia Om là tia phân giác của $\widehat{xOz}$    
  • B. Tia Om là tia phân giác của $\widehat{mOz}$                      
  • C. Tia Om là tia phân giác của $\widehat{tOz}$                              
  • D. Tia Om là tia phân giác của $\widehat{yOz}$

Câu 19: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng…”

  • A. bằng 2R 
  • B. nhỏ hơn R
  • C. bằng R          
  • D. lớn hơn R

Câu 20: Cho $\widehat{aOb} = 135^{\circ}$. Tia Oc nằm trong góc aOb. Biết $\widehat{aOc} = \frac{1}{2}\widehat{bOc}$. Tính số đo góc $\widehat{aOc}$

  • A. $45^{\circ}$
  • B. $90^{\circ}$
  • C. $60^{\circ}$
  • D. $30^{\circ}$

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo