Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tin học 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Theo nguyên lý " chương trình được lưu trữ" thì cấu tạo của máy tính không có?

  • A. Thiết bị ra
  • B. Bộ xử lý
  • C. Bộ nhớ
  • D. Con chuột

Câu 2: Công nghệ nào thay thế rơ le điện cơ?

  • A. Công nghệ cơ giới hóa
  • B. Công nghệ tự động hóa
  • C. Công nghệ đèn điện tử
  • D. Công nghệ đèn điện

Câu 3: Bộ nhớ của máy tính thế hệ thứ nhất là?

  • A. Lõi từ lớn, đĩa từ, băng từ
  • B. Bộ nhớ chính: trống từ
  • C. Lõi từ, băng từ
  • D. Trống từ

Câu 4: Các máy tính thế hệ thứ nhất có kích thước?

  • A. Nhỏ ( Như máy tính để bàn)
  • B. Rất nhỏ ( như máy tính cầm tay)
  • C. Rất lớn ( thường chiếm một căn phòng)
  • D. Lớn ( bộ phận xử lý và tính toán lớn như những chiếc tủ)

Câu 5:Các máy tính thế hệ thứ hai có kích thước ?

  • A.  Rất lớn ( thường chiếm một căn phòng)
  • B. Lớn ( bộ phận xử lý và tính toán lớn như những chiếc tủ)
  • C. Nhỏ ( Như máy tính để bàn)
  • D. Rất nhỏ ( như máy tính cầm tay)

Câu 6: Thành phần điện từ chính của máy tính thế hệ thứ mấy là mạch tích hợp?

  • A. Thế hệ thứ tư
  • B. Thế thứ năm
  • C. Thế hệ thứ nhất
  • D. Thế hệ thứ ba

Câu 7: Mạch tích hợp cỡ siêu lớn là?

  • A. Tích hợp hàng chục triệu linh kiện bán dẫn vào một mạch
  • B. Bộ xử lí nguyên khối chứa hàng chục đến hàng triệu linh kiện bán dẫn
  • C. Bóng bán dẫn
  • D. Tích hợp hàng chục nghìn linh kiện bán dẫn vào một mạch

Câu 8: Máy tính điện từ có máy thế hệ?

  • A. Ba thế hệ
  • B. Năm thế hệ
  • C. Bốn thế hệ
  • D. Hai thế hệ

Câu 9: Bộ xử lý là linh kiện máy tính dựa trên công nghệ nào?

  • A. Đèn điện tử chân không
  • B. Linh kiện bán dẫn đơn giản
  • C. Mạch tích hợp hàng chục, hàng trăm linh kiện bán dẫn
  • D. Mạch tích hợp cỡ lớn, gồm hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn

Câu 10: Con người đã biết làm các phép tính số học từ bao giờ?

  • A. Hơn 1000 năm trước Công nguyên
  • B. Hơn 1000 năm sau Công nguyên
  • C. Hơn 2000 năm sau Công nguyên
  • D. Hơn 2000 năm trước Công nguyên

Câu 11: Điều gì ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của thông tin?

  • A. Thẩm quyền và uy tín của tổ chức cung cấp thông tin
  • B. Thẩm quyền và uy tín của cá nhân cung cấp thông tin
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 12: Điều gì quyết định thông tin có còn ý nghĩa hay không?

  • A. Sự chính xác của thông tin
  • B. Thông tin mang tinh sự kiện
  • C. Thời điểm công bố thông tin
  • D. Người đăng tin

Câu 13: Đặc điểm của thông tin số là?

  • A. Có thể trao đổi không cần mạng
  • B. Có thể trao đổi dựa trên thông tin trên giấy
  • C. Có thể truy cập từ xa thông qua kết nối Internet
  • D. Có thể trao đổi dựa trên thông tin qua Bluetooth

Câu 14: Đâu không phải là đặc điểm của thông tin số?

  • A. Thông tin số có thể truy cập từ xa qua Internet
  • B. Thông tin số dễ dàng được nhân bản và chia sẻ
  • C. Thông tin số chỉ có thể truy cập ở khoảng cách gần
  • D. Thông tin số có thể được lan truyền tự động do nhiều thiết bị được đồng bộ với nhau

Câu 15: Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu?

  • A. Người quản lý thông tin đó cho phép
  • B. Thông tin có khả năng truyền tải xa
  • C. Thông tin ít dữ liệu
  • D. Thông tin nhiều dữ liệu

Câu 16: Loại thông tin nào dưới đây em không nên lựa chọn?

  • A. Thông tin có thời gian gần với thời gian em tìm kiếm thông tin
  • B. Thông tin đã được kiểm chứng
  • C. Nguồn thông tin không rõ ràng
  • D. Thông tin phù hợp với nội dung trình bày

Câu 17: Nguồn thông tin nào dưới đây em không nên lựa chọn?

  • A. Từ người ẩn danh trên Facebook
  • B. Cộng đồng Cơ điện lạnh Việt Nam
  • C. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • D. Bộ Công Thương

Câu 18: Muốn tìm hiểu thông tin về một phương pháp học tập hiệu quả thì em có thể tìm hiểu thông tin của?

  • A. Một người lạ
  • B. Một người học giỏi nổi tiếng
  • C. Một người ẩn danh em mới quen trên mạng xã hội
  • D. Một người bạn thân

Câu 19: Để tìm hiểu thông tin về năng lượng gió, nguồn thông tin nào dưới đây đáng tin cậy nhất?

  • A. Nguồn thông tin từ trang web không rõ tên
  • B. Nguồn thông tin từ trang báo đăng từ rất lâu
  • C. Nguồn thông tin mới nhất từ chính phủ
  • D. Nguồn thông tin mới nhất từ nhà trường

Câu 20: Em có thể hình thành ý tưởng về một vấn đề dựa trên?

  • A. Nguồn thông tin từ một người lạ
  • B. Nguồn thông tin được đăng tải từ rất lâu
  • C. Nguồn thông tin chính xác đã được kiểm chứng
  • D.Nguồn thông tin từ một người bạn thân

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác