Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá

  • A. 350 hải lí.
  • B. 200 hải lí.
  • C. 12 hải lí.
  • D. 10 hải lí.

Câu 2: Công dân thuộc trường hợp nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ?

  • A. Các con của thương binh hạng hai; anh trai/ em trai của liệt sĩ.
  • B. Con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • C. Con của liệt sĩ; con của thương binh hạng một.
  • D. Tất cả các anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.

Câu 3: Trong thời bình, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh lính là

  • A. 12 tháng.
  • B. 18 tháng.
  • C. 24 tháng.
  • D. 30 tháng.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện nghĩa vụ quân sự?

  • A. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • B. Xâm phạm thân thể, sức khỏe của hạ sĩ quan, binh lính.
  • C. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh lính.
  • D. Gian dối trong hoạt động khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Câu 5: Hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt bằng hình thức nào sau đây?

  • A. Cải tạo không giam giữ.
  • B. Tù không thời hạn.
  • C. Tù có thời hạn.
  • D. Phạt tiền.

Câu 6: Những đối tượng nào sau đây được quyền đăng kí nghĩa vụ quân sự?

  • A. Công dân nam từ đủ 17 tuổi và công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. Người bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
  • C. Công dân đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ.
  • D. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Câu 7: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chuyển Lệnh gọi đăng kí nghĩa vụ quân sự đến công dân cư trú tại địa phương trước thời hạn đăng kí nghĩa vụ quân sự bao nhiêu ngày?

  • A. 8 ngày.
  • B. 9 ngày.
  • C. 10 ngày.
  • D. 11 ngày.

Câu 8: Độ tuổi được gọi nhập ngũ của công dân Việt Nam là

  • A. từ đủ 20 đến hết 25 tuổi.
  • B. từ đủ 21 đến hết 27 tuổi.
  • C. từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
  • D. từ đủ 17 đến hết 27 tuổi.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ của công dân Việt Nam?

  • A. Có lí lịch rõ ràng.
  • B. Đủ sức khỏe phụ vụ tại ngũ.
  • C. Tuân thủ pháp luật của nhà nước.
  • D. Không yêu cầu trình độ văn hóa.

Câu 10: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào thời gian nào?

  • A. Tháng 11 hoặc tháng 12.
  • B. Tháng 1 hoặc tháng 2.
  • C. Tháng 2 hoặc tháng 3.
  • D. Tháng 4 hoặc tháng 5.

Câu 11: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào thời gian nào?

  • A. Tháng 11 hoặc tháng 12.
  • B. Tháng 1 hoặc tháng 2.
  • C. Tháng 2 hoặc tháng 3.
  • D. Tháng 4 hoặc tháng 5.

Câu 12: Trong hồ sơ đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu cần có

  • A. phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
  • B. giấy chứng nhận đăng kí nghĩa vụ quân sự.
  • C. sổ hộ khẩu và bản chụp căn cước công dân.
  • D. bản chụp giấy khai sinh và sổ hộ khẩu.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự?

  • A. Ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự.
  • B. Có mặt đúng thời gian quy định trong giấy gọi khám, kiểm tra sức khỏe.
  • C. Làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
  • D. Chấp hành quy định của pháp luật về đăng kí và thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 14: Công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, khi đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia công an xã liên tục từ đủ

  • A. 18 tháng trở lên.
  • B. 24 tháng trở lên.
  • C. 30 tháng trở lên.
  • D. 36 tháng trở lên.

Câu 15: Hồ sơ đăng kí nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cần có loại giấy tờ nào sau đây?

  • A. Giấy khai sinh và phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
  • B. Tờ khai đăng kí thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
  • C. Bản chụp căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân.
  • D. Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc bản chụp căn cước công dân.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?

  • A. Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vui chơi lành mạnh.
  • B. Chủ động nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
  • C. Giúp đỡ cơ quan chức năng điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. Không tham gia hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do địa phương tổ chức.

Câu 17: Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Chị V tố cáo với cơ quan công an về hành vi tổ chức đánh bạc của ông P.
  • B. Anh K lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ massage để môi giới mại dâm.
  • C. Anh P tố cáo hành vi tàng trữ và buôn bán trái phép chất ma túy của ông M.
  • D. Bạn T khuyên ngăn nhóm bạn K không nên chơi đánh tú lơ khơ ăn tiền.

Câu 18: Câu ca dao “Thầy đề cho số tào lao/ Thầy bói nói dựa, chỗ nào cũng ma” phản ánh về loại tệ nạn xã hội nào dưới đây?

  • A. Tệ nạn ma túy.
  • B. Tệ nạn cờ bạc.
  • C. Tệ nạn mại dâm.
  • D. Tệ nạn mê tín dị đoan.

Câu 19: Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về tệ nạn cờ bạc?

  • A. Đánh đề ra đê mà ở.
  • B. Bói ra ma, quét nhà ra rác.
  • C. Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối.
  • D. Nhịn đói nằm co hơn ăn no vác nặng.

Câu 20: Khái niệm “tội phạm” không bao gồm nội dung nào sau đây?

  • A. Do pháp nhân thương mại thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.
  • B. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
  • C. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Dân sự.
  • D. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác