Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:

  • A. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty.
  • B. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty.
  • C. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty.
  • D. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty.

Câu 2: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

  • A. khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.
  • B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
  • C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
  • D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

Câu 3: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về

  • A. quân sự.
  • B. dân sự.
  • C. tư pháp.
  • D. kinh tế.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Đất nước thanh bình, thịnh trị.
  • B. Đời sống nhân dân ấm no, yên bình.
  • C. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
  • D. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.

Câu 5: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

  • A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
  • B. 24 lộ, phủ, châu.
  • C. 12 lộ, phủ, châu.
  • D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
  • B. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
  • C. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.
  • D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.

Câu 7: Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?

  • A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
  • B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
  • C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
  • D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

Câu 8: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

  • A. khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai.
  • B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
  • C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
  • D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

Câu 9: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm

  • A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
  • B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
  • C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
  • D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
  • B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
  • C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
  • D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?

  • A. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn.
  • B. Tăng cường quyền lực cho các quan đại thần.
  • C. Đặt thêm Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.
  • D. Tuyển chọn quan lại thông qua hình thức khoa cử.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Sản xuất nông nghiệp sa sút.
  • B. Thường xuyên mất mùa, đói kém.
  • C. Ruộng đất công ngày càng mở rộng.
  • D. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng.

Câu 13:  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?

  • A. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định.
  • B. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng ngày càng phổ biến.
  • C. Xuất hiện những mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
  • D. Đại Việt phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh.

Câu 14: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?

“Được tin cấp báo, hỏi ai

Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng

Ngọc Hồi khí thế thêm hăng

Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh

Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh

Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”

  • A. Nguyễn Huệ.
  • B. Trần Bình Trọng.
  • C. Bùi Thị Xuân.
  • D. Trần Quốc Toản.

Câu 15: Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc và giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Đâu không phải một trong những bài học đó?

  • A. Bài học về ngoại giao và phát triển kinh tế
  • B. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
  • C. Bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo
  • D. Bài học về xây dựng lực lượng

Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
  • B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
  • C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
  • D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.

Câu 17: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh

  • A. tình hình đất nước từng bước ổn định.
  • B. nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
  • C. nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt.
  • D. nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?

  • A. Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.
  • B. Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.
  • C. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc Thanh.
  • D. Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.

Câu 19: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần

  • A. được thành lập.
  • B. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
  • C. lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
  • D. sụp đổ.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
  • B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
  • C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
  • D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác